Việt Nam sẽ là điểm sáng phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á

Phạm Sơn Thứ ba, 15/09/2020 - 08:29

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng, Việt Nam được đánh giá là quốc gia duy nhất khu vực Đông Nam Á đạt được mức tăng trưởng tích cực.

Nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến những bước phục hồi cơ bản trong quý III sau những cú sốc nặng nề 6 tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều cản trở đối với quá trình khắc phục hậu quả của đại dịch.

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu do Oxford Economics phối hợp cùng đơn vị nghiên cứu thị trường ICAEW thực hiện nhằm đánh giá tổng quan nền kinh tế thế giới trước những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra và khả năng phục hồi của các khu vực trên thế giới.

Nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến những bước phục hồi cơ bản trong quý III sau những cú sốc nặng nề 6 tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều cản trở đối với quá trình khắc phục hậu quả của đại dịch.

Khu vực Đông Nam Á được dự đoán kịch bản khả quan trong những tháng cuối năm, đặc biệt là ở Việt Nam và Thái Lan – 2 quốc gia thành công nhất trong công tác khống chế sự lây lan đại dịch.

Tuy nhiên, tương lai phục hồi kinh tế vẫn còn bấp bênh đối với Indonesia và Philippines do diễn biến phức tạp của Covid-19 sau khi những lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng. Bên cạnh đó, nền kinh tế của Malaysia cũng đang chưa tìm ra lối thoát với tình trạng thất nghiệp tăng cao và các dự án đầu tư kém hiệu quả.

Các chuyên gia đến từ Oxford Economics đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi ích từ hoạt động xuất khẩu tương đối ổn định và được cải thiện trong những tháng gần đây, một phần do sự mở cửa trở lại của thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của Việt Nam ước đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khu vực đầu tư chiếm 65,1%.

ICAEW dự báo mức tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á sẽ giảm khoảng 4,2% vào năm 2020, sau đó tăng trưởng 6,4% vào năm 2021. Trong đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất được ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong năm nay với 2,3%.

Singapore được dự báo sẽ suy giảm 5,7% do sự đình trệ của thương mại quốc tế, nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi với mức tăng trưởng 6,1% vào năm 2021.

Triển vọng kinh tế thế giới

Theo các chuyên gia, nền kinh tế thế giới đã có những bước phục hồi mạnh mẽ trong đầu quý III do sự mở cửa trở lại của nhiều nền kinh tế, tuy nhiên chậm dần vào cuối quý và sẽ tiếp tục giảm tốc cho đến cuối năm.

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện tử tăng cao cùng với sự thay đổi linh hoạt của nền kinh tế khi tăng cường xuất khẩu đồ bảo hộ và thiết bị y tế là những động lực giúp nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng phục hồi sau khi kết thúc các lệnh phong tỏa.

Tuy nhiên, Oxford Economics cho biết, những rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn sẽ đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đặc biệt khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần.

Nước Mỹ đang phải gánh chịu cuộc suy thoái lớn nhất trong lịch sử kể từ Thế chiến II, với mức tụt giảm 32,9% trong quý II. Nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng đình trệ mặc cho những chính sách kích thích kinh tế mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Các nền kinh tế lớn khác như Anh, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Đài Loan đều ghi nhận mức tụt giảm khoảng từ 10 – 20% trong nửa đầu năm, tuy nhiên sẽ sớm được cải thiện do những nỗ lực ngăn ngừa đại dịch.

Sự kiện Covid-19 đã gây ra một cuộc đại khủng hoảng, với thiệt hại nặng nề gấp ít nhất ba lần so với khủng hoảng tài chính 2007 – 2009. Tuy nhiên, thế giới đang chứng tỏ sức chống chịu cùng khả năng phục hồi ngày một tốt hơn, cùng với trào lưu chuyển đổi số và phát triển bền vững.

Các chuyên gia Oxford Economics cho rằng, giới hoạch định chính sách đã có phản ứng kịp thời hơn so với các đợt suy thoái trước đó khi nhanh chóng đưa ra những biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Điều này có thể khiến mức nợ chính phủ gia tăng từ 10 – 30% GDP các nước vào năm 2021.

Từ đó, Oxford Economics đề xuất rằng phương pháp “thắt lưng buộc bụng” quá mức khắc nghiệt là chưa cần thiết trong giai đoạn này, và các chính phủ nên cẩn trọng trong những khoản chi tiêu để giảm bớt rủi ro gây ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi trong tương lai.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  17 giờ

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  19 giờ

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  1 ngày

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Tiêu điểm -  1 ngày

Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.

Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Tiêu điểm -  1 ngày

Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

Nhịp cầu kinh doanh -  5 phút

TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp -  34 phút

AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Doanh nghiệp -  53 phút

ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  16 giờ

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  17 giờ

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  18 giờ

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.