Leader talk
Việt Nam sẽ là mắt xích quan trọng trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Ông Đào Trần Nhân, Nguyên Tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đánh giá chiến tranh thương mại có thể là cơ hội rất tốt trong bối cảnh thị trường hiện nay bởi “trong cái rủi có cái may”.
Ngày 6/7 vừa qua, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã chính thức nổ ra với phát súng đầu tiên đến từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi quốc gia này tuyên bố tăng thuế lên tới 25% đối với 34 tỷ USD giá trị hàng nhập từ Trung Quốc với hiệu lực ngay lập tức.
Cuối tháng 7 này, một cuộc điều trần sẽ diễn ra để đưa đến quyết định cuối cùng liệu có tiếp tục đánh thuế tiếp với 16 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ hay không. Như vậy, trong trường hợp xảy ra, tổng giá trị hàng Trung Quốc sẽ phải chịu nâng thuế là 50 tỷ USD.
Chưa dừng lại, ông Donald Trump còn công bố danh sách sản phẩm Trung Quốc có khả năng bị áp thuế 10% với tổng giá trị khoảng 200 tỷ USD, tiếp tục mở rộng chiến tranh thương mại với Bắc Kinh hồi gần giữa tháng này.
Đối phó với Washington, Trung Quốc đã ngay lập tức tuyên bố đánh thuế vào hàng hóa từ nền kinh tế lớn nhất thế giới với sự tương đương về mức thuế, số lượng và giá trị hàng hóa.
Ông Đào Trần Nhân, Nguyên Tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ trong trao đổi ngắn trước thềm hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ” cho rằng: “Các doanh nghiệp Việt Nam cần được cảnh báo về cuộc chiến tranh thương mại đã nổ ra và đang tiếp diễn, cũng như cần lưu ý các vấn đề về thị trường”.
“Việt Nam sẽ là một mắt xích quan trọng trong chiến tranh thương mại này bởi rất nhiều doanh nghiệp Mỹ có chính sách thương mại Trung Quốc+1 và nước +1 ở đây gần Trung Quốc nhất, có điều kiện gần giống Trung Quốc nhất chính là Việt Nam”, ông nhận định.
Theo ông, khi một cuộc chiến tranh nổ ra, đây được xem vừa là cơ hội và vừa là thách thức.
“Đối với xuất khẩu, trong thời gian tới có khả năng một dòng hàng hóa của Trung Quốc và của Mỹ vào Việt Nam, đối với dòng đầu tư cũng sẽ có sự dịch chuyển. Khi một nước đánh thuế vào hàng hóa nước kia sẽ tạo ra xu hướng tìm đường đầu tư vào các thị trường không bị đánh thuế để có thể lấy xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Do đó, Việt Nam sẽ có hướng chuyển dịch về chuỗi hàng hóa sản xuất cũng như đầu tư và doanh nghiệp có thể đón lấy cơ hội này”, ông Nhân cho biết.
Tuy nhiên, với vai trò của một bên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất và một bên là công xưởng sản xuất thế giới, chiến tranh thương mại xảy ra sẽ ảnh hưởng lên kinh tế toàn cầu, từ đó gây suy yếu nhu cầu tại các thị trường khác. Điều này sẽ khiến “việc xuất khẩu sang các thị trường khác bị sụt giảm nhu cầu và sẽ khó khan hơn”.
Nguyên Tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhấn mạnh: “Tôi không đánh giá cuộc chiến tranh này sẽ là một đòn nặng vào nền kinh tế Việt Nam mà cho rằng biết đâu đây sẽ là cơ hội rất tốt trong bối cảnh thị trường như hiện nay. Trong cái rủi có cái may, doanh nghiệp nào biết biến cái rủi thành cái may, biến thách thức thành cơ hội sẽ vượt lên”.
Chia sẻ cùng quan điểm, ông Nguyễn Thắng Vượng, đại diện Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhận định “trong thời gian tới, do ảnh hưởng của đối đầu thương mại, lượng hàng từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm đi và Trung Quốc sẽ phải tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề sản xuất ra mà không bán được”.
Theo ông Vượng, Bắc Kinh có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các nước xung quanh mà Việt Nam là một lựa chọn và do đó, trong thời gian tới có thể xảy ra tình trạng hàng Trung Quốc ồ ạt tràn vào.
“Không chỉ vậy, rất nhiều mặt hàng của Trung Quốc bị đánh thuế hoặc bị cấm sẽ tìm cách đầu tư vào các nhà máy rồi nhập từ Trung Quốc qua, lợi dụng quan hệ Việt Mỹ để xuất đi với tư cách hàng Việt Nam”, ông Vượng cho biết.
Nhận định về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam, đại diện Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho rằng “sẽ không ảnh hưởng lên quan hệ tổng thể và trong thời gian tới, sẽ duy trì đà tăng trưởng ổn định như thời gian qua. Không chỉ Việt Nam cần Mỹ để xuất khẩu, mở rộng kinh doanh mà bản than nước Mỹ, ở góc độ chính trị cũng cần vai trò của Việt Nam”.
“Trong thời gian tới, tôi nghĩ rằng đối với Việt Nam, Mỹ cũng có thể cứng rắn hơn trong một số vấn đề thương mại nhưng nói chung sẽ duy trì đà quan hệ tốt đẹp và không đến nỗi gay gắt”.
Con đường nào cho Việt Nam trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung?
Châu Á tăng trưởng ổn định bất chấp căng thẳng thương mại
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây tiếp tục đưa ra dự báo tích cực đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.
EU 'nắm tay' Nhật Bản đi ngược lại chiến tranh thương mại
Liên minh châu Âu mới đây đã bắt tay với Nhật Bản kí kết thỏa thuận thương mại lớn nhất khối này trong bối cảnh trật tự thương mại quốc tế đang bị lung lay.
Du lịch cần đột phá
Biến du lịch thực sự trở thành một trong ba “cỗ máy kiếm tiền” và đưa Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới.
Giữ lửa cải cách
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi về những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và những điểm nghẽn cần tiếp tục tháo gỡ.
Động lực mới
Khơi thông thể chế sẽ huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, mở ra không gian phát triển mới và tạo động lực cho tăng trưởng.
Việt Nam có phải là một ngôi sao đang lên?
Việt Nam cần phải vượt ra ngoài cái gọi là “con rồng kinh tế”, vì nếu là một “con rồng kinh tế” thôi sẽ không đủ để vượt qua thách thức lớn nhất phải đối mặt, đó là thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Thời khắc bùng nổ
Cải cách đột phá có thể giúp các yếu tố thuận lợi đồng loạt hội tụ, hứa hẹn mở ra khả năng tạo nên bước nhảy vọt về vị thế quốc gia và hiện thực hoá tầm nhìn chiến lược dài hạn.
Thái Bình vươn mình ra biển
“Quê lúa” đang quyết tâm vươn mình bằng chiến lược lấn biển táo bạo để mở rộng không gian phát triển mới, đặt mục tiêu biến công nghiệp trở thành trụ cột tăng trưởng, tạo đột phá trong hành trình chuyển mình từ một tỉnh thuần nông thành trung tâm công nghiệp hiện đại.
Tinh hoa thêu tay Minh Lãng
Giữa dòng chảy thời gian và sự thay đổi không ngừng của xã hội, nghề thêu tay Minh Lãng, với những tinh hoa và kỹ thuật truyền thống, vẫn kiên trì tồn tại và phát triển, giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc qua từng đường kim, mũi chỉ.
Cuộc cách mạng thầm lặng
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ không chỉ tạo ra những sáng chế “triệu đô” trong ngành công nghệ in ấn của thế giới, mà còn là một trong những doanh nhân tiên phong trong việc đưa công nghệ cao vào nông nghiệp tại Việt Nam.
Du lịch cần đột phá
Biến du lịch thực sự trở thành một trong ba “cỗ máy kiếm tiền” và đưa Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới.
Vươn mình từ sức mạnh nội sinh
Tinh thần dân tộc cùng khát vọng vươn lên đang trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, đưa con tàu Việt Nam tiến nhanh trên hành trình chinh phục đích thịnh vượng.
Đi tìm hương vị cà phê đặc sản
Nỗi băn khoăn về vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới, cùng câu hỏi làm sao nâng cao giá trị hạt cà phê đang dần tìm được lời giải.
Ngân vang chèo Thái Bình
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ thuật chèo Thái Bình kiên cường giữ gìn giá trị truyền thống, vượt qua khó khăn để khẳng định vị thế văn hóa dân tộc.