Leader talk
Việt Nam sẽ là mắt xích quan trọng trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Ông Đào Trần Nhân, Nguyên Tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đánh giá chiến tranh thương mại có thể là cơ hội rất tốt trong bối cảnh thị trường hiện nay bởi “trong cái rủi có cái may”.

Ngày 6/7 vừa qua, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã chính thức nổ ra với phát súng đầu tiên đến từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi quốc gia này tuyên bố tăng thuế lên tới 25% đối với 34 tỷ USD giá trị hàng nhập từ Trung Quốc với hiệu lực ngay lập tức.
Cuối tháng 7 này, một cuộc điều trần sẽ diễn ra để đưa đến quyết định cuối cùng liệu có tiếp tục đánh thuế tiếp với 16 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ hay không. Như vậy, trong trường hợp xảy ra, tổng giá trị hàng Trung Quốc sẽ phải chịu nâng thuế là 50 tỷ USD.
Chưa dừng lại, ông Donald Trump còn công bố danh sách sản phẩm Trung Quốc có khả năng bị áp thuế 10% với tổng giá trị khoảng 200 tỷ USD, tiếp tục mở rộng chiến tranh thương mại với Bắc Kinh hồi gần giữa tháng này.
Đối phó với Washington, Trung Quốc đã ngay lập tức tuyên bố đánh thuế vào hàng hóa từ nền kinh tế lớn nhất thế giới với sự tương đương về mức thuế, số lượng và giá trị hàng hóa.
Ông Đào Trần Nhân, Nguyên Tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ trong trao đổi ngắn trước thềm hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ” cho rằng: “Các doanh nghiệp Việt Nam cần được cảnh báo về cuộc chiến tranh thương mại đã nổ ra và đang tiếp diễn, cũng như cần lưu ý các vấn đề về thị trường”.
“Việt Nam sẽ là một mắt xích quan trọng trong chiến tranh thương mại này bởi rất nhiều doanh nghiệp Mỹ có chính sách thương mại Trung Quốc+1 và nước +1 ở đây gần Trung Quốc nhất, có điều kiện gần giống Trung Quốc nhất chính là Việt Nam”, ông nhận định.

Theo ông, khi một cuộc chiến tranh nổ ra, đây được xem vừa là cơ hội và vừa là thách thức.
“Đối với xuất khẩu, trong thời gian tới có khả năng một dòng hàng hóa của Trung Quốc và của Mỹ vào Việt Nam, đối với dòng đầu tư cũng sẽ có sự dịch chuyển. Khi một nước đánh thuế vào hàng hóa nước kia sẽ tạo ra xu hướng tìm đường đầu tư vào các thị trường không bị đánh thuế để có thể lấy xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Do đó, Việt Nam sẽ có hướng chuyển dịch về chuỗi hàng hóa sản xuất cũng như đầu tư và doanh nghiệp có thể đón lấy cơ hội này”, ông Nhân cho biết.
Tuy nhiên, với vai trò của một bên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất và một bên là công xưởng sản xuất thế giới, chiến tranh thương mại xảy ra sẽ ảnh hưởng lên kinh tế toàn cầu, từ đó gây suy yếu nhu cầu tại các thị trường khác. Điều này sẽ khiến “việc xuất khẩu sang các thị trường khác bị sụt giảm nhu cầu và sẽ khó khan hơn”.
Nguyên Tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhấn mạnh: “Tôi không đánh giá cuộc chiến tranh này sẽ là một đòn nặng vào nền kinh tế Việt Nam mà cho rằng biết đâu đây sẽ là cơ hội rất tốt trong bối cảnh thị trường như hiện nay. Trong cái rủi có cái may, doanh nghiệp nào biết biến cái rủi thành cái may, biến thách thức thành cơ hội sẽ vượt lên”.
Chia sẻ cùng quan điểm, ông Nguyễn Thắng Vượng, đại diện Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhận định “trong thời gian tới, do ảnh hưởng của đối đầu thương mại, lượng hàng từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm đi và Trung Quốc sẽ phải tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề sản xuất ra mà không bán được”.
Theo ông Vượng, Bắc Kinh có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các nước xung quanh mà Việt Nam là một lựa chọn và do đó, trong thời gian tới có thể xảy ra tình trạng hàng Trung Quốc ồ ạt tràn vào.
“Không chỉ vậy, rất nhiều mặt hàng của Trung Quốc bị đánh thuế hoặc bị cấm sẽ tìm cách đầu tư vào các nhà máy rồi nhập từ Trung Quốc qua, lợi dụng quan hệ Việt Mỹ để xuất đi với tư cách hàng Việt Nam”, ông Vượng cho biết.
Nhận định về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam, đại diện Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho rằng “sẽ không ảnh hưởng lên quan hệ tổng thể và trong thời gian tới, sẽ duy trì đà tăng trưởng ổn định như thời gian qua. Không chỉ Việt Nam cần Mỹ để xuất khẩu, mở rộng kinh doanh mà bản than nước Mỹ, ở góc độ chính trị cũng cần vai trò của Việt Nam”.
“Trong thời gian tới, tôi nghĩ rằng đối với Việt Nam, Mỹ cũng có thể cứng rắn hơn trong một số vấn đề thương mại nhưng nói chung sẽ duy trì đà quan hệ tốt đẹp và không đến nỗi gay gắt”.
Con đường nào cho Việt Nam trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung?
Châu Á tăng trưởng ổn định bất chấp căng thẳng thương mại
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây tiếp tục đưa ra dự báo tích cực đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.
EU 'nắm tay' Nhật Bản đi ngược lại chiến tranh thương mại
Liên minh châu Âu mới đây đã bắt tay với Nhật Bản kí kết thỏa thuận thương mại lớn nhất khối này trong bối cảnh trật tự thương mại quốc tế đang bị lung lay.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.