Việt Nam vươn lên thành trung tâm sản xuất của thế giới

Minh Khôi Thứ sáu, 27/05/2022 - 15:29

Xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài, theo HSBC.

21% công ty Ấn Độ đang hoặc dự định thiết lập hoạt động tại Đông Nam Á có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong hai năm tới. Cùng lúc, 26% doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam cũng đang hướng đến ưu tiên tăng trưởng tại đây.

Đây là một số kết quả từ khảo sát “HSBC Navigator: Tiêu điểm Đông Nam Á”, được thực hiện với hơn 1.500 công ty từ sáu nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Anh và Mỹ. Các doanh nghiệp này đều đang hoạt động hoặc có kế hoạch hoạt động ở Đông Nam Á trong tương lai.

Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, đánh giá, Việt Nam là một ví dụ điển hình trong việc kiểm soát thành công dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng triển khai chương trình vaccine, từ đó tiến tới phục hồi và tái mở cửa nền kinh tế.

Với những yếu tố cơ bản vững chắc và vị thế là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam hiện đang vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất trên thế giới.

“Một vị thế tuyệt vời có được nhờ những chính sách ưu đãi của Chính phủ, đặc biệt trong việc ký kết các hiệp định thương mại. Thông qua những trao đổi của HSBC Việt Nam với các khách hàng doanh nghiệp đa quốc gia, chúng tôi tin rằng, xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài”, ông cho biết.

Cơ hội hút FDI ‘xanh’ từ doanh nghiệp châu Âu

Xét về các lợi thế của Việt Nam, ba trong số 10 công ty được khảo sát nhận thấy lực lượng lao động có kỹ năng là đặc điểm hấp dẫn nhất của thị trường này.

Trong khi đó, 27% bị thu hút bởi triển vọng kinh tế lạc quan của đất nước, giá nhân công cạnh tranh và tinh thần kiên cường của Việt Nam qua đại dịch.

39% công ty Ấn Độ lựa chọn Việt Nam do cơ sở hạ tầng phát triển, và 49% ưa chuộng những hỗ trợ của chính phủ và môi trường pháp lý tại đây. 36% công ty Mỹ cho biết thị trường này thu hút họ vì có nhiều cơ hội để thử nghiệm và phát triển các sản phẩm/giải pháp mới.

Đồng thời, trong số các hiệp định thương mại, có tới 49% số người tham gia khảo sát, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ, muốn tận dụng EVFTA để tăng cường và hỗ trợ hoạt động giao thương của họ với khu vực này.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, khoảng 1/3 công ty được khảo sát nhận thấy rằng, họ sẽ phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung ứng do tác động của đại dịch khi kinh doanh tại Việt Nam.

Các vấn đề văn hóa, bao gồm hạn chế về ngôn ngữ và cách thức kinh doanh, cũng khiến các doanh nghiệp quan ngại. 31% cho rằng đây là một thách thức đặc biệt đối với họ ở Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài kiên định niềm tin

Tại diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2022 gần đây, thông qua các kết quả về thu hút FDI, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Duy Đông đánh giá các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư kinh doanh và các giải pháp, chính sách phục hồi kinh tế sau dịch của Việt Nam.

Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA tiếp tục đóng vai trò là động lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế nói chung, và hoạt động giao thương của Việt Nam với quốc tế nói riêng trong giai đoạn sau dịch.

Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa của thế giới tăng cao sẽ càng tăng cường vị thế của Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất, là một phần của chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, mặc dù có nhiều cơ hội như nêu trên, nhưng cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI cũng đang diễn ra quyết liệt, đặc biệt là giữa các nước trong khu vực trong bối cảnh hoạt động đầu tư vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 cũng như những căng thẳng địa chính trị trên thế giới.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung thực hiện biện pháp phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu; tăng năng suất khu vực dịch vụ và khu vực sản xuất kinh doanh, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng.

Cùng với đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bổ sung chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ; bổ sung các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư FDI hiệu quả, chất lượng cao.

Đồng thời, sự phát triển theo cấp số nhân của thương mại điện tử, đặc biệt là sự gia tăng đột biến của hình thái giao thương hiện đại này trong thời kỳ đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu rất lớn về bất động sản kho bãi, dịch vụ logistics… Trong bối cảnh đó, cần có thêm những chính sách, cơ chế để ngành công nghiệp hậu cần và kho bãi trở thành một cấu phần quan trọng của ngành bất động sản công nghiệp.

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư mới, trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng của thế giới bằng cách tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng để thu hút có chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm

Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm

Tiêu điểm -  2 năm
Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được S&P Ratings nâng bậc xếp hạng tín nhiệm từ đầu năm đến nay.
Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm

Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm

Tiêu điểm -  2 năm
Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được S&P Ratings nâng bậc xếp hạng tín nhiệm từ đầu năm đến nay.
Điểm nghẽn cản trở dòng vốn ngoại vào khu công nghiệp

Điểm nghẽn cản trở dòng vốn ngoại vào khu công nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm

Để có thể chuyển dịch lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển bất động sản công nghiệp và có thể trở nên thu hút, cạnh tranh hơn các thị trường khác trong khu vực, Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, đặc biệt là đường cao tốc, cảng biển nước sâu, nâng chất lượng hệ thống điện nước.

Dấu hiệu chững lại trong thu hút FDI mới

Dấu hiệu chững lại trong thu hút FDI mới

Tiêu điểm -  2 năm

Mặc dù Covid-19 gần như không còn là 'rào cản' trong các hoạt động tại Việt Nam, nhưng việc thu hút các dự án FDI mới đang có dấu hiệu chững lại, trong khi đó số vốn đăng ký mới cũng sụt giảm mạnh.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  15 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  15 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều