Khởi nghiệp
Vietnammm sẽ chính thức bị xóa sổ vào năm sau
Đội ngũ vận hành ứng dụng Vietnammm trước đây cũng sẽ đảm nhiệm những vai trò mới tại Baemin Việt Nam.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Trung Thành - Giám đốc vận hành của Baemin Việt Nam xác nhận với trang TechInAsia, sau khi đơn vị này thâu tóm ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm vào tháng năm năm ngoái.
Cụ thể, ông Thành cho biết, việc đóng cửa Vietnammm là nhằm tối ưu hóa các hoạt động của Baemin, hướng tới mục tiêu mang đến những trải nghiệm chất lượng cho khách hàng, tài xế, cũng như các đối tác của ứng dụng.
Điểm đáng lưu ý là đội ngũ vận hành ứng dụng Vietnammm trước đây cũng sẽ đảm nhiệm những vai trò mới tại Baemin Việt Nam.
Ra đời năm 2011, Vietnammm là một trong những ứng dụng giao đồ ăn đầu tiên của Việt. Vào năm 2015, Vietnammm đã mua lại các hoạt động của Foodpanda’s Việt Nam từ Rocket Internet với số tiền được cho là 500.000 USD.
Và cũng khoảng 4 năm sau đó, Woowa Brothers - đơn vị vận hành và phát triển ứng dụng Baemin hiện tại đã chính thức thâu tóm Vietnammm.
Tại Hàn Quốc, Baemin thực sự là một "thế lực", tiền thân là ứng dụng Baedal Minjok, ra mắt vào năm 2010. Sau này, các đơn đặt đồ ăn hàng tháng của ứng dụng đã tăng từ khoảng 5 triệu vào đầu năm 2015 lên hơn 20 triệu vào tháng 7 năm 2018.
Baedal Minjok cũng chứng kiến sự gia tăng số lượng người dùng hoạt động hàng tháng từ 3 triệu lên 8 triệu trong cùng kỳ. Gần đây nhất, vào ngày 21/12/2018, ứng dụng đã được đầu tư thêm 320 triệu USD từ Hillhouse Capital, Sequoia Capital và GIC nâng giá trị Woowa Brothers lên 2,6 tỷ USD.
Đầu năm 2020, Delivery Hero (Đức) chi 4 tỉ USD mua lại Woowa Brothers của Hàn Quốc. Tương tự các công ty đa quốc giá như Grab, hay Go-Jek, Baemin sở hữu tiềm lực tài chính dồi dào. Cách mà kỳ lân Hàn Quốc tiến vào các thị trường mới là "không ngừng gửi đến các bạn hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn, sáng tạo".
Thị trường giao đồ ăn đang tăng trưởng phi mã
Startup Umbalena số hóa thói quen đọc sách cho trẻ
Sau gần một năm ra mắt, Umbalena thuyết phục được hơn 40.000 bố mẹ trong và ngoài nước tin dùng cho con, hơn 60.000 trẻ đọc sách mỗi ngày qua kho sách khổng lồ lên đến 1.000 cuốn sách. Chỉ 15 phút mỗi ngày, Umbalena là một người bạn thực sự của trẻ.
Việt Nam là điểm đến hứa hẹn cho công nghệ RPA và AI
Các chuyên gia cho biết, AI và RPA không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa quy trình mà còn đưa ra dự báo chính xác, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, quản lý dữ liệu, giảm sai sót và chống các hành vi gian lận trong nghiệp vụ.
Một năm nhìn lại Gapo đạt 6 triệu người dùng
CEO Hà Trung Kiên khẳng định, Gapo mang tinh thần trẻ trung, nhiệt huyết của một startup công nghệ nhưng vận hành trên nền tảng kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp.
CEO Stringee và hành trình tạo thêm giá trị cho công nghệ Việt
Đến nay, Stringee được nhiều người biết tới như startup duy nhất về Nền tảng lập trình giao tiếp tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết được câu chuyện bắt đầu từ sự thay đổi táo bạo của CEO Đậu Ngọc Huy và bạn thân Nguyễn Bá Luân gần 8 năm trước.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.