Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Quỹ đầu tư bất động sản VinaLand do VinaCapital quản lý đã thu về 112 triệu USD từ đầu năm sau khi thoái vốn khỏi nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam.
VinaLand Limited, quỹ đầu tư bất động sản do VinaCapital quản lý, công bố bán lại cổ phần của mình tại dự án Vina Square TP.HCM cho Công ty bất động sản Trí Đức với giá 41,2 triệu USD.
Giá trị thu được tương đương với mức giá trị tài sản ròng mà quỹ ghi nhận vào 30/6. Sau khi hoàn trả các khoản vay của cổ đông, VinaLand nhận được 41 triệu USD từ thương vụ này.
Dự án Vina Square rộng 3 hecta tại TP.HCM được mua lại vào năm 2007. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp không gian bán lẻ, văn phòng và mở bán hơn 1.000 căn hộ.
Công ty TNHH Vina Alliances được thành lập năm 2008 để phát triển dự án Vina Square, ước tính có giá 210 triệu USD. Vina Alliances có vốn điều lệ 55 triệu USD, với 62% cổ phần thuộc về VinaCapital.
Ông David Blackhall, giám đốc điều hành của VinaLand, cho biết: "Việc bán lại dự án này nằm trong chiến lược thoái vốn khỏi các dự án một cách có kiểm soát".
VinaCapital đã thoát vốn khỏi một loạt dự án bất động sản từ đầu năm nay, bao gồm dự án Times Square ở Hà Nội và khu đô thị sinh thái Đại Phước Lotus (Đồng Nai) thu về hơn 112 triệu USD. Năm ngoái quỹ này cũng thoái vốn khỏi 7 dự án khác.
Hiện quỹ này vẫn còn các khoản đầu tư tại các dự án Pavilion Square, Trinity Garden, Green Park tại TP.HCM; Aqua City, Phu Hoi City tại Đồng Nai và Capital Square tại Đà Nẵng.
Trước khi bán dự án VinaSquare, tổng giá trị tài sản của quỹ vào khoảng 244 triệu USD.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.