Doanh nghiệp
Vinamilk hái 'quả ngọt' từ chiến lược xuất ngoại
Trong khi thị trường nội địa bão hòa, mảng xuất khẩu của Vinamilk cho thấy những tín hiệu tích cực với doanh thu và biên lợi nhuận gộp đều tăng trưởng tốt.

Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, doanh nghiệp sẽ khởi công nhà máy sữa Hưng Yên trong quý II năm nay với tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, trên diện tích gần 25 ha, tổng công suất thiết kế ước đạt khoảng 400 triệu lít/năm.
Dự án được triển khai qua hai giai đoạn với 1.500 tỷ đồng cho giai đoạn một. Nhà máy Hưng Yên là dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển của Vinamilk trong 5 - 10 năm tới, được định hướng sẽ trở thành một siêu nhà máy sữa hàng đầu tại Việt Nam và tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, Vinamilk đã hoàn tất xây dựng trang trại bò sữa tại Lào, hiện đang có 3.000 con bò. Đây là trang trại bò sữa cho năng suất tốt nhất trong các trang trại của Vinamilk ở Việt Nam và Lào trong năm 2024.
Nhà máy sữa Hưng Yên và năng suất của trang trại bò tại Lào bước đệm giúp Vinamilk tự tin đẩy mạnh chiến lược xuất ngoại.
“Quả ngọt” từ chiến lược xuất ngoại
Năm ngoái, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Vinamilk đạt lần lượt 61.783 tỷ đồng và 9.453 tỷ đồng. Trong 61.783 tỷ đồng doanh thu thuần thì nội địa chỉ tăng 0,4%, còn xuất khẩu tăng 12,6% so với năm trước đó.
Biên lợi nhuận gộp của ông lớn ngành sữa Việt cải thiện 0,7% so với năm 2023, nhờ nền giá bột sữa nhập khẩu thấp hơn năm trước.
Nhìn vào kết quả kinh doanh năm qua của Vinamilk, có thể thấy sự tăng trưởng vượt bậc và tiềm năng lớn của thị trường xuất khẩu khi doanh thu tăng trưởng rất tố, đạt xấp xỉ 11.000 tỷ đồng.
Động lực cho tăng trưởng không chỉ đến từ các thị trường truyền thống mà còn các thị trường cao cấp như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Mỹ. Một số thị trường ghi nhận doanh thu tăng trưởng từ 2 đến 3 chữ số so với cùng kỳ.
Ngoài ra, “quả ngọt” của Vinamilk còn đến từ việc đơn vị này đẩy mạnh hợp tác với những thương hiệu sữa hàng đầu thế giới để mở rộng danh mục sản phẩm xuất khẩu.
Đối với các chi nhánh nước ngoài, tại Campuchia, Angkor Milk đạt tăng trưởng trên 20% nhờ thúc đẩy các hoạt động tiếp thị tại trường học, chợ, siêu thị.
Với lợi thế địa lý, Angkor Milk cũng giới thiệu thêm nhiều sản phẩm mới nhờ thế mạnh về danh mục sản phẩm của công ty mẹ tại Việt Nam.
Với thị trường Mỹ, Driftwood tăng trưởng trên 10% nhờ nắm bắt các cơ hội bán hàng ngoài kênh trường học chủ lực. Sản phẩm sữa đặc có đường cũng được đón nhận tại thị trường này.
Trong khi đó, tại thị trường nội địa, tính đến đầu năm nay, Vinamilk đã cơ bản hoàn thành thay đổi bao bì cho các sản phẩm trong nước, riêng dòng sản phẩm cho người cao tuổi sẽ được thay đổi bao bì trong quý I năm nay.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc thay đổi nhận diện thương hiệu chưa mang lại tăng trưởng doanh thu đáng kể cho Vinamilk trong năm 2024, do thị trường sữa mới tăng trưởng dương trở lại trong hai quý cuối năm.
Tuy nhiên, nhìn vào các sản phẩm mới, chiến dịch marketing của Vinamilk thể hiện khá hiệu quả khi dòng sản phẩm sữa Green Farm tăng trưởng gần 30% và sữa thực vật tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ.
VCBS dự báo doanh thu nội địa và nước ngoài của Vinamilk trong năm nay đạt lần lượt là 52.759 tỷ đồng và 12.082 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp thị trường nội địa dự báo giảm nhẹ 0,2% nhưng thị trường nước ngoài dự báo tăng 3%.
Nhiều dư địa tăng giá bán
Thị phần nội địa của Vinamilk hiện vẫn duy trì vị thế đứng đầu, bỏ xa các đối thủ khác. Dự kiến, trong thời gian tới, Vinamilk sẽ khai thác các sản phẩm mới phục vụ cho các phân khúc tiêu dung khác nhau.

Cụ thể, Vinamilk sẽ tập trung phát triển các sản phẩm mới theo 3 trọng tâm chính. Thứ nhất, Vinamilk đã tung ra sản phẩm sữa cao đạm và không chứa lactose, phù hợp với người Việt Nam không dung nạp lactose và tập khách hàng thích tập gym.
Thứ hai, Vinamilk sẽ tập trung vào phân khúc người cao tuổi và trung niên có thu nhập ổn định.
Thứ ba, Vinamilk hướng tới các sản phẩm cho thế hệ Gen Z, các sản phẩm có thể sẽ dựa trên nền sữa nhưng mang đến trải nghiệm thú vị hơn.
Trước biến động khó lường của giá sữa bột, ban lãnh đạo Vinamilk cho biết, với sữa tươi nguồn cung nguyên liệu chủ yếu đến từ trong nước nên kỳ vọng không có nhiều thay đổi.
Với các sản phẩm khác, doanh nghiệp đã chuẩn bị nguyên liệu tới tháng 6, thậm chí tháng 7, tháng 8 năm nay.
Ngoài ra, một số đối thủ đã tăng giá bán sữa để phù hợp với mức tăng của giá nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, Vinamilk cũng đang xem xét việc tăng giá bán cho các sản phẩm bị ảnh hưởng.
Ngoài sữa, mảng thịt bò cũng kỳ vọng mang lại tiềm năng tăng trưởng cho Vinamilk trong dài hạn.
Tháng 12/2024, nhà máy thịt bò Vinabeef đã đi vào hoạt động, từ quý II/2025 sẽ bắt đầu vận hành trang trại bò thịt, khép kín chuỗi chăn nuôi, chế biến và phân phối. Hiện sản phẩm đã được bán tại các chuỗi siêu thị như Aeon, Coopmart, Mega và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng kênh phân phối.
Doanh thu mảng thịt bò tăng trưởng gấp 3 lần trong năm 2024 và dự kiến tăng trưởng gấp 10 lần trong năm 2025, tuy nhiên vẫn chưa đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu.
Cải tiến hay cải cách: Bài học từ Tập đoàn PAN, OCB và Vinamilk
Giá trị thương hiệu Vinamilk đạt 3 tỷ USD
Vinamilk là thương hiệu thực phẩm có giá trị cao nhất Việt Nam và thương hiệu sữa lớn thứ 6 toàn cầu.
Vinamilk báo lãi tăng trở lại
Vinamilk ghi nhận nhiều thông tin nổi bật với nhận diện thương hiệu mới, công bố quan trọng về Net Zero và mới đây là báo cáo tài chính quý II/2023 tăng trưởng ở cả doanh thu và lợi nhuận.
Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu kỷ lục, hơn 63.300 tỷ đồng
Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2023 theo hình thức trực tuyến, với giao diện đổi mới tạo sự thuận tiện và trải nghiệm ngày càng tốt cho cổ đông tham dự. Đây là Đại hội kết thúc năm đầu tiên của giai đoạn chiến lược 05 năm 2022-2026.
Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng được chấp thuận chủ trương đầu tư
Việc Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng được chấp thuận chủ trương đầu tư đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng sang bất động sản khu công nghiệp của KSB.
ACV nguy cơ lỗ nghìn tỷ vì đồng yên tăng giá
Lãnh đạo ACV ước tính lỗ tỷ giá nửa đầu năm hơn nghìn tỷ đồng, qua đó làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp về còn khoảng 5.851 tỷ đồng.
Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
Lợi nhuận của Vinaconex được dự báo sẽ tăng mạnh nếu thoái vốn thành công khỏi Vinaconex ITC - chủ đầu tư siêu dự án Cát Bà Amatina.
'Đầu tàu' Waterpoint dẫn dắt đà tăng trưởng của Nam Long
Nam Long đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh số tích cực trong thời gian qua, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ tại các tỉnh vệ tinh TP.HCM.
Giá heo tăng mạnh, lợi nhuận Dabaco 'bay xa'
Dabaco được dự báo sẽ đạt lợi nhuận sau thuế ở quanh mức 500 tỷ đồng trong quý II/2025, qua đó hoàn thành kế hoạch năm 2025 chỉ trong hai quý đầu năm.
Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng được chấp thuận chủ trương đầu tư
Việc Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng được chấp thuận chủ trương đầu tư đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng sang bất động sản khu công nghiệp của KSB.
Thiết kế chip của người Việt gây rúng động thị trường
CT Group vừa ra mắt thiết kế chip IoT của người Việt do các kỹ sư của doanh nghiệp thiết kế toàn diện với công nghệ chip bán dẫn CMOS và III/V Semi.
ACV nguy cơ lỗ nghìn tỷ vì đồng yên tăng giá
Lãnh đạo ACV ước tính lỗ tỷ giá nửa đầu năm hơn nghìn tỷ đồng, qua đó làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp về còn khoảng 5.851 tỷ đồng.
VinFast hợp tác với myTVS tạo mạng lưới hậu mãi toàn diện tại Ấn Độ
VinFast hợp tác chiến lược với myTVS hướng tới thiết lập 120 xưởng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng tại Ấn Độ.
Bài toán 'mua ô tô phải có chỗ đỗ xe' nhìn từ kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới
Từ Tokyo, Singapore đến Hà Nội, TP.HCM, chỗ đỗ xe đang trở thành yếu tố quyết định không chỉ trong việc sở hữu ô tô mà còn là tiêu chuẩn mới trong đầu tư bất động sản.
Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
Lợi nhuận của Vinaconex được dự báo sẽ tăng mạnh nếu thoái vốn thành công khỏi Vinaconex ITC - chủ đầu tư siêu dự án Cát Bà Amatina.
Nguy cơ bong bóng cận kề khi giá bất động sản liên tục leo thang
Giá bất động sản tăng phi mã, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, khiến người nghèo gần như vô vọng trong việc tiếp cận nhà ở.