Vinamilk lạc quan một cách thận trọng

Trần Anh Thứ sáu, 17/05/2024 - 16:57

Dù kết quả kinh doanh có tín hiệu khởi sắc với lợi nhuận quý I/2024 tăng trưởng hai chữ số, song ban lãnh đạo Vinamilk vẫn khá thận trọng.

Lợi nhuận tăng trưởng 2 chữ số

Báo cáo của AC Nielsen quý I/2024 ghi nhận, ngành sữa vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ giữa năm 2023 với mức giảm 2,8% so với cùng kỳ. Ngoài ngành sữa, xu hướng giảm cũng được ghi nhận tại nhiều ngành hàng tiêu dùng nhanh khác. 

Số liệu của Tổng cục Thống kê ghi nhận tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng trưởng 8,2% trong quý I/2024, thấp hơn đáng kể so với mức tăng bình quân 11,5%/năm trong giai đoạn trước dịch Covid (2015-2019).

Những thông số cho thấy sức cầu tiêu dùng của người dân chưa hoàn toàn phục hồi. Mặc dù vậy, Vinamilk – doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam lại báo cáo kết quả kinh doanh khá tích cực. Trong quý đầu năm, đơn vị ghi nhận doanh thu đạt 14.100 tỷ đồng, tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ. Lợi nhuận tăng trưởng 2 chữ số khi đạt hơn 2.200 tỷ đồng, tăng gần 16%.

Đây là nỗ lực lớn của Vinamilk sau thời gian dài duy trì mức tăng trưởng rất thấp (giai đoạn 2021 – 2023). Ban lãnh đạo Vinamilk cho biết, ngành sữa đã mất 2 năm do dịch Covid-19 và tình hình sau dịch vẫn chưa thực sự tốt lên. Khả năng cao là trong năm nay, ngành sữa tiếp tục tăng trưởng âm.

“Mặc dù vậy, mỗi doanh nghiệp có hướng đi riêng để phục hồi thị phần. Chúng tôi tiếp tục đổi mới để làm sao tăng doanh thu và thị phần một cách bền vững”, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024.

Vinamilk đã thể hiện sức mạnh doanh nghiệp dẫn đầu khi duy trì mức tăng trưởng tốt hơn toàn ngành sữa trong 3 quý vừa qua. Công ty ghi nhận tăng trưởng mạnh ở mặt hàng sữa chua, sữa đặc có đường, sữa chua uống.

Đây là thành quả từ việc ban lãnh đạo Vinamilk tích cực tìm kiếm các chiến lược tăng trưởng mới. Ba trụ cột chính trong chiến lược này gồm thay đổi nhận diện thương hiệu nhằm tăng thêm thị phần cho các sản phẩm hiện tại. Giới thiệu sản phẩm mới như đồ uống tốt cho sức khỏe, thịt bò mát nhằm hướng tới tệp khách hàng mới và người tiêu dùng trẻ. Cuối cùng, công ty mở rộng doanh thu xuất khẩu như mở thêm thị trường mới, hợp tác với các công ty sữa khác trên toàn cầu.

Các chiến lược mang có khởi đầu khá tốt. Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết doanh nghiệp đã tăng gần 3% thị phần sữa nước sau khi giới thiệu bao bì mới cho ngành hàng này.

Thị trường nước ngoài cũng ghi nhận tăng trưởng cao. Quý I/2024, thị trường nước ngoài đạt doanh thu hơn 2.600 tỷ đồng, tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ. Theo phân tích của Vinamilk, hiện động lực tăng trưởng doanh thu xuất khẩu của đơn vị đến từ nhóm thị trường chính và chủ lực như Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á.

Đơn cử, doanh thu xuất khẩu tới thị trường Trung Đông đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua, và còn rất nhiều dư địa phát triển. Sau nhiều năm thống lĩnh thị trường này ở phân khúc sữa bột trẻ em, Vinamilk đã mở rộng danh mục sản phẩm, với nhiều sản phẩm được nghiên cứu và phát triển riêng cho thị trường này ở phân khúc cao cấp như sữa bột đặc trị, sữa bột người lớn, bột dinh dưỡng.

Gần đây, Vinamilk đã cùng đối tác đẩy mạnh kênh y tế cho các dòng đặc trị và thương mại điện tử, thử nghiệm hình thức mới như bán hàng livestreams... để tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Đối với dự án chăn nuôi bò thịt hợp tác cùng Sojitz, tổ hợp chăn nuôi– chế biến thịt bò Vinabeef công suất 10.000 tấn thịt/năm. Đến nay, khu vực nhà xưởng chế biến thịt đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây dựng cơ bản. Hiện tại sản phẩm của dự án đang được bán thử nghiệm ở một số siêu thị lớn như Aeon, Mega Market, Kingfood, Coop mart... Dự án này được kỳ vọng sẽ mang lại động lực mới cho Vinamilk trong tương lai gần.

Lạc quan thận trọng

Thống kê cho thấy, tiêu thụ sữa ở Việt Nam mới đạt từ 26-28 lít/người/năm, trong khi đó Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore là 45 lít/người/năm và châu Âu là từ 80-100 lít /người/năm. Do đó, dư địa cho ngành sữa phát triển cả thị trường trong nước và xuất khẩu còn rất nhiều.

Luận điểm này luôn được đưa ra khi nói về tiềm năng ngành sữa tại Việt Nam, song thực tế cho thấy mức tiêu thụ đã đi ngang nhiều năm và thậm chí sụt giảm trong giai đoạn Covid-19. Đây cũng là lý do dù kết quả kinh doanh có tín hiệu khởi sắc, song ban lãnh đạo Vinamilk vẫn khá thận trọng. 

Kế hoạch năm vừa được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 khi đặt mục tiêu tổng doanh thu là 63.163 tỷ đồng, tăng 4,4% so với thực hiện năm 2023 và mục tiêu lợi nhuận sau thuế là gần 9.400 tỷ đồng, tăng 4%.

Ban lãnh đạo Vinamilk tin rằng, thị trường cần thêm thời gian để nhu cầu tiêu thụ quay trở lại. Theo công ty chứng khoan Shinhan, để duy trì và gia tăng thị phần trong thời gian qua, Vinamilk đã phải đánh đổi bằng việc gia tăng chi phí quảng cáo và marketing.

Tại quý 4/2023, chi phí bán hàng chiếm 22,4% doanh thu thuần, tỷ lệ này cao nhất trong 2 năm trở lại đây. Mặc dù là yếu tố mùa vụ khi chi phí bán hàng thường gia tăng mạnh vào quý 4, tuy nhiên nhìn vào 2 quý gần nhất sau khi thay đổi bộ nhận diện, Vinamilk đã phải gia tăng chi phí bán hàng để chiếm lại thị phần.

Mặt khác, Vinamilk phải đối mặt rủi ro phụ thuộc vòa nguyên liệu nhập khẩu. Đặc điểm của ngành sữa Việt Nam là sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 40% - 50% nhu cầu tiêu thụ. Do đó, đa phần các doanh nghiệp sữa phải nhập khẩu sữa bột từ các quốc gia có năng suất sản xuất sữa cao như Australia, Mỹ, Pháp,… để đáp ứng nhu cầu trong nước. Điều này đẩy doanh nghiệp Việt Nam vào thế phụ thuộc và rủi ro vào nguyên vật liệu nhập khẩu, đồng thời đẩy thế chủ động vào tay các doanh nghiệp sữa ngoại như Abbott, Friesland Campina.

Để giữ vững vị thế, các doanh nghiệp sữa đưa ra chiến lược riêng. Chẳng hạn, TH Milk tập trung vào mảng sữa tươi bằng việc phát triển vùng nguyên liệu với đàn bò có năng suất cao nhất Việt Nam, Nutifood đầu tư vào nhà máy và bao tiêu sản phẩm sữa của Hoàng Anh Gia Lai giúp giảm giá thành sản xuất. Với Vinamilk, doanh nghiệp cũng liên tục mở rộng quy mô trang trại, đàn bò và liên kết với nông dân để giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Một rủi ro nữa mà Vinamilk phải đối mặt là tỷ lệ sinh giảm. Theo chứng khoán Shinhan, tiêu thụ sữa trẻ em chiếm 24% tổng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa.

Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong mảng sữa trẻ em giữa các doanh nghiệp là gay gắt nhất khi tỷ lệ sinh tại Việt Nam giảm từ 2,12 trẻ em/phụ nữ vào năm 2020 xuống 1,96 trẻ em/phụ nữ vào năm 2023, khiến nhu cầu tiêu thụ sữa trẻ em giảm tốc. Mặt khác, xu hướng chi tiêu các sản phẩm cao cấp cho trẻ tăng cao trong khi đó các doanh nghiệp sữa ngoại có lợi thế về thương hiệu hơn.

“Chúng tôi lạc quan một cách thận trọng về tăng trưởng của Vinamilk”, nhóm phân tích công ty chứng khoán SSI nhận định.

SSI kỳ vọng giá nguyên liệu sẽ giảm và nỗ lực tái cơ cấu sẽ cải thiện biên lợi nhuận. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu dự kiến sẽ duy trì ở mức khoảng 21,5% để hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh doanh, trong khi thu nhập tài chính có thể giảm do môi trường lãi suất thấp hơn. Với giả định tiêu dùng sẽ phục hồi ổn định hơn và biên lợi nhuận hoạt động của công ty sẽ tăng nhờ chuyển đổi số.

Vinamilk khẳng định vị thế pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vinamilk khẳng định vị thế pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Nhịp cầu kinh doanh -  6 tháng
Vinamilk đã có cơ hội đồng hành cùng giải thi Asia Latte Art Battle diễn ra từ 9 - 11/5/2024 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Café Show 2024 tại SECC (TP.HCM).
Vinamilk khẳng định vị thế pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vinamilk khẳng định vị thế pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Nhịp cầu kinh doanh -  6 tháng
Vinamilk đã có cơ hội đồng hành cùng giải thi Asia Latte Art Battle diễn ra từ 9 - 11/5/2024 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Café Show 2024 tại SECC (TP.HCM).
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  2 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều