Xây dựng 3 đầu tàu đặc khu kinh tế

Thế Dũng Thứ hai, 20/11/2017 - 11:20

Việc thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không chỉ có tác động đến 3 tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang mà còn là thử nghiệm chính sách, có tác động lan tỏa, đầu tàu kéo tăng trưởng cho cả nước

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Tuần này, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, còn gọi là đặc khu kinh tế. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có lý giải về mô hình đặc khu kinh tế này.

Nhân rộng mô hình chính sách mới

Thưa Phó Thủ tướng, ông có thể cho biết mục tiêu của việc hình thành các đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang)?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Việc xây dựng 3 đặc khu kinh tế đầu tiên của Việt Nam có mục tiêu lớn là cực tăng trưởng và "phòng" thử nghiệm chính sách. Mặc dù mỗi đặc khu có đặc thù, mức độ khác nhau song sau khi thử nghiệm chính sách mới thành công thì có thể nhân ra theo phạm vi vùng hoặc cả nước.

Ví dụ, TP. HCM đang đề xuất được áp dụng cơ chế trả lương cao hơn bình quân cả nước và Chính phủ cũng đang xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công để có quyết sách phù hợp thực tế. Nếu thử nghiệm nâng lương ở TP. HCM tốt thì có thể hình thành chính sách chung cho cả nước. Từ đó, tỉnh nào có thể cân đối ngân sách thì có thể trả lương cao hơn mức bình quân chung cả nước.

Tăng lương cho cán bộ, công chức ở các đặc khu kinh tế cũng như TP. HCM có thể làm những địa phương khác thiệt thòi trong thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Điều này không đáng lo vì khi có vài điểm nhấn sẽ tạo động lực, kích thích các địa phương còn lại phấn đấu tăng trưởng kinh tế, tiến tới tự túc được ngân sách sẽ có điều kiện chăm lo và thu hút cho cán bộ, công chức. Tất nhiên, chúng ta cũng phải chấp nhận quy luật là có xảy ra hiện tượng di cư lao động, thu hút nhân lực… Việc di cư tự do là tất yếu, chúng ta có muốn cản cũng không được mà phải điều hành, quản lý thế nào để tạo ra những lực hấp dẫn khác.

Như vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng mức trần trả lương cho cán bộ, công chức tại các đặc khu kinh tế là 1,8 lần so với mức bình quân chung. Tuy nhiên, mức trần này tại các đặc khu kinh tế cũng không áp dụng đại trà cho từng người, từng đơn vị mà có nơi chỉ là 1, trên 1 nhưng có nơi, có người lương gấp 2-3 lần mức bình quân chung tùy năng lực, nhiệm vụ và sự đóng góp theo đúng kinh tế thị trường.

Xây dựng 3 đầu tàu đặc khu kinh tế
Vân Đồn, một trong 3 đặc khu kinh tế được xây dựng trong thời gian tới. Ảnh: Thế Dũng.

Điều phối liên kết kinh tế vùng

Thưa Phó Thủ tướng, việc hình thành các đặc khu kinh tế còn gây ra những lo ngại cho các địa phương khác, thậm chí là tị nạnh?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Về chính sách vùng miền của Việt Nam thì Hội nghị Trung ương 12 khóa này đã nêu rõ một số mục tiêu cụ thể.

Thứ nhất, phải tăng cường điều phối liên kết kinh tế vùng, đó là triết lý quan trọng nhất, không chia cắt theo địa giới hành chính. Vùng thì có những vùng khó khăn, vùng động lực. Vùng khó khăn thì phải có cơ chế thích hợp để các vùng này tự vươn lên, rút ngắn khoảng cách với vùng khá hơn. Với vùng động lực, không thể để ì ạch mãi, phải tính toán nhằm có cơ chế vượt trội. Để các vùng động lực thực sự làm đầu tàu không chỉ lo cho mình mà kéo cả các toa tàu khác, lan tỏa ra khu vực.

Nên chính sách đặc thù thì không chỉ riêng địa phương đó được lợi mà còn có ý nghĩa là lan tỏa, kéo theo các toa tàu lan tỏa. Đó là triết lý vùng.

Thứ hai, thử nghiệm chính sách thì không thể nào trên diện rộng, đại trà mà các chính sách về khuyến khích đầu tư, các vùng kinh tế động lực cũng có các khu kinh tế, khu công nghiệp… Tại đây cũng đã hình thành cơ chế, chính sách hấp dẫn đầu tư. Những khu kinh tế, khu công nghiệp ở những nơi cần thu hút đầu tư thì đã có cơ chế cao hơn được Luật Đầu tư quy định.

Nên nói tỉnh này tị với tỉnh kia thì không hẳn. Và khi đặc khu kinh tế thử nghiệm một số chính sách đặc thù thì sau này có thể nhân rộng ra các vùng, địa phương khác, thậm chí là cả nước.

Các đặc khu cực tăng trưởng này còn có nhiệm vụ tác động lôi kéo, lan tỏa, sẻ chia bớt nguồn lực mà họ có cho các nơi khác?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tôi lấy ví dụ ở Trung Quốc, lúc đầu họ mở cửa khu vực phía biển, miền Đông, có điều kiện cho đi trước và họ chọn một số địa phương bứt phá. Những địa phương này có sức mạnh lại hỗ trợ các địa phương khác. Trước đây chỉ phía biển trở thành đầu tàu đã dần dần kéo theo các tỉnh, thành ở phía Tây như Tứ Xuyên giờ không kém gì Sơn Đông, Phúc Châu, Phúc Kiến… Như việc quy định tỉ lệ huy động điều tiết ngân sách của TP. HCM đang từ mức 23% xuống 18%, đó cũng là vì cả nước, vì cân đối chung ngân sách cả nước, vì những vùng khó khăn.

Đây là lần đầu Việt Nam thử nghiệm mô hình đặc khu kinh tế nhưng xác suất thành công rất cao. Thực tế, nhiều nước đã rất thành công với mô hình này. Thậm chí, Nhật Bản còn mở rộng khái niệm đặc khu kinh tế theo từng tỉnh, không phải địa bàn cụ thể. Hay Thượng Hải, khu kinh tế tự do là cả thành phố quy mô cực lớn. Vì vậy, không quá lo ngại chuyện về tương lai của các mô hình đặc khu kinh tế.

Cơ chế riêng cho TP. HCM là vì cả nước
Trả lời báo chí về sự cần thiết phải có Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách riêng cho TP. HCM, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết TP. HCM là đô thị thuộc loại đặc biệt và từ hàng chục năm qua đây là một đầu tàu động lực tăng trưởng cho cả nước. Cụ thể, TP. HCM liên tục đóng góp 30% thu ngân sách và 23% GDP cho cả nước nên phải có những thể chế tạo động lực để phát triển mạnh hơn nữa.
"Tạo thể chế cho TP. HCM cất cánh mạnh hơn nữa không chỉ dành riêng cho thành phố mà còn cho cả nước. Điều đó rất rõ ràng vì chiếc áo mặc cho TP. HCM đã quá chật, giờ cần có thể chế phù hợp và vượt trội. Trung ương và Bộ Chính trị đã xác định là cần áp dụng cho TP. HCM những thể chế chính sách cao hơn pháp luật hiện hành hoặc có những vấn đề mà thể chế pháp luật chưa có thì có thể thử nghiệm tại đây. Nên Chính phủ trình Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách riêng cho TP. HCM trong bối cảnh cần thiết như vậy" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với băn khoăn của một số đại biểu Quốc hội về khoản hơn 18.000 tỉ đồng ngân sách trung ương để lại cho TP. HCM trong khi nhiều địa phương còn khó khăn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giải thích con số cụ thể để lại cho TP. HCM sẽ được Quốc hội thảo luận, quyết định và đây là thẩm quyền quyết định của Quốc hội. "Theo tôi, 18.000 tỉ đồng đối với cả nước cũng như TP. HCM cũng không quan trọng lắm và thực tế số tiền này đã nằm trong kế hoạch đầu tư công" - Phó Thủ tướng phân tích.
B.Trân

Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Tạo dựng 'sân chơi mới' với khung thể chế ưu việt

Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Tạo dựng 'sân chơi mới' với khung thể chế ưu việt

Tiêu điểm -  7 năm

Để đạt được mục tiêu đặt ra, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cần có một số cơ chế có thể vượt quy định của các Luật hiện nay, không trái với Hiến pháp và các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thường trực Chính phủ họp về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặt biệt

Thường trực Chính phủ họp về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặt biệt

Tiêu điểm -  7 năm

Sáng 2/8, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp, thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu).

Tân Á Đại Thành nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tân Á Đại Thành nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  49 phút

Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.

LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái

LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái

Nhịp cầu kinh doanh -  59 phút

LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  4 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  5 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  6 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Đọc nhiều