Tiêu điểm
Xu hướng tiêu dùng thủy sản của EU thay đổi vì Covid-19
Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU có thể sẽ quay trở lại như trước đây khi dịch Covid-19 được kiểm soát, gia tăng cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19, xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU có một số thay đổi đáng chú ý.
Theo đó, những sản phẩm thủy sản tươi sống, sản phẩm thủy sản có trị giá cao ghi nhận nhu cầu giảm mạnh khi người dân tại thị trường này phải thực hiện giãn cách xã hội.
Những sản phẩm thủy sản có mức giá trung bình như thủy sản sơ chế đông lạnh, dễ chế biến tại nhà và thủy sản đóng hộp có nhu cầu tăng mạnh do tính tiện dụng.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định dịch Covid-19 không thay đổi cơ bản về quan điểm tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản ở EU, mà chỉ thay đổi ở giá trị sản phẩm và tính tiện dụng của sản phẩm.
Cụ thể, nếu như trước đây nhu cầu tiêu dùng tôm cỡ to, tôm sú nhiều hơn, thì nay chuyển dần sang tôm sú cỡ nhỏ và trung bình, hoặc tôm thẻ có mức giá phù hợp trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu.
Những sản phẩm tôm phục vụ nhà hàng, thủy sản tươi sống phục vụ nhà hàng cũng ít được tiêu dùng do đặc thù giãn cách xã hội. Những sản phẩm thủy sản có tính tiện dụng tiêu dùng ở nhà đang là lựa chọn của phần đông người tiêu dùng thủy sản ở EU.
Riêng thói quen quan tâm tới tính bền vững, nguồn gốc sản phẩm và tính thân thiện là không thay đổi tại thị trường lớn này.
Xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới được nhận định có thể sẽ dịch chuyển trở lại như trước đây khi dịch Covid-19 được kiểm soát bằng việc tiêm vaccine trên diện rộng, mở cơ hội gia tăng cho Việt Nam.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, đa số người tiêu dùng tại EU ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thủy sản có xuất xứ ở châu Âu, sau đó đến những sản phẩm thủy sản đảm bảo rõ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, thân thiện với môi trường, dễ sử dụng.
Cùng với đó, người tiêu dùng cũng cân nhắc giá của sản phẩm thủy sản đó so với những sản phẩm có tính chất tương đồng trong bữa ăn và địa điểm sử dụng.
Người dân EU thường xuyên ăn thủy sản tươi sống ở nhà hàng vì cho rằng thủy sản tươi sống sẽ ngon hơn khi biết cách chế biến, và các nhà hàng sẽ chế biến thủy sản tươi sống tốt hơn ở nhà.
Trong khi đó, những sản phẩm thủy sản đông lạnh, sơ chế, dễ chế biến sẽ được dùng nhiều hơn ở nhà, bếp ăn tập thể. Những sản phẩm thủy sản đóng hộp luôn được lựa chọn cho những chuyến du lịch ngắn ngày.
Theo đài quan sát thị trường châu Âu đối với khai thác và nuôi trồng thủy sản (EUMOFA), mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở EU năm 2020 đạt khoảng 24,3 kg/người/năm. Tổng lượng tiêu thụ thủy sản ở EU lên tới 12,77 triệu tấn/năm.
Nguồn cung thủy sản từ ngoài khối EU chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển. 73% tổng giá trị nhập khẩu từ bên ngoài EU đến từ các thị trường bao gồm Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam, Ma-rốc và Ấn Độ.
4 tháng đầu năm, 109 thị trường từ ngoài EU cung cấp thủy sản cho khối này. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 8 về trị giá, chiếm 3,38% về lượng và chiếm 3,27% về giá trị, đạt 58,9 nghìn tấn với trị giá 236,9 triệu EUR (tương đương 279,7 triệu USD), giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới sẽ tăng về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thị phần thủy sản của Việt Nam sẽ tăng khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU tận dụng tốt hơn những lợi thế từ EVFTA.
Nguy cơ thủy sản thua lỗ trầm trọng vì thiếu container, phí vận tải ‘trên trời’
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.