Khởi nghiệp
Yeah1 rót gần 10 tỷ đồng vào ứng dụng mua sắm thông minh
Sau sự cố YouTube, Yeah1 đang tái cấu trúc mạnh mẽ, khi liên tục tìm kiếm và phát triển những mảng kinh doanh mới.
Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (YEG) vừa công bố việc đầu tư vào ứng dụng mua sắm thông minh Shopiness. Giá trị đầu tư 400.000 USD bao gồm tiền mặt và tài nguyên truyền thông để sở hữu 10% cổ phần phát hành mới của Shopiness.
Với số vốn đầu tư mới, Shopiness dự kiện sẽ tận dụng mạng lưới truyền thông sẵn có của Yeah1 để tăng nhanh số lượng người dùng và mở rộng mạng lưới đối tác. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao việc Shopiness cung cấp một giải pháp mua hàng trực tuyến tiết kiệm với nhiều ưu đãi và chính sách hoàn tiền đã giúp cho ứng dụng này trở thành một ứng dụng được tìm kiếm nhiều nhất.
Chỉ trong tháng 3 và nửa đầu tháng 4, số lượng người của Shopiness đã tăng gấp 3 so với thời điểm đầu năm. Mỗi ngày Shopiness đang có hàng ngàn người dùng đăng ký mới.
Shopiness là nền tảng mua sắm di động thông minh cho phép các thương hiệu quảng bá với khách hàng về chương trình khuyến mãi dựa theo sở thích, vị trí thực tế và hành vi mua sắm; cho phép người dùng nhận hoàn tiền (cash back) trên mọi giao dịch mua sắm kết nối. Các dịch vụ trên Shopinness đa dạng từ từ mua sắm trực tuyến, đặt phòng khách sạn, vé máy bay đến mua bảo hiểm, vay tài chính,…
Hiện tại, Shopiness đã kết nối được hơn 600 thương hiệu như: Điện Máy Xanh, Bamboo Airways, Fahasa, FPT, Lock & Lock…
Shopiness được thành lập năm 2017 với vốn điều lệ 500 triệu đồng bởi ba cổ đông là Đinh Quốc Phong, Lê Khánh Linh và Vũ Ly Việt. Trong đó, CEO Lê Khánh Linh từng là người trẻ tuổi nhất giữ vị trí Group Account Director tại Wunderman Thompson.
Shopiness sau đó tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng vào cuối năm 2018. Hiện công ty có 3 cổ đông người Việt và 1 cổ đông người nước ngoài năm giữ 10% vốn.
Yeah1 giải thích, việc đầu tư vào Shopiness phù hợp với chiến lược tối ưu hóa nguồn lực truyền thông, phát triển hệ sinh thái thương mại truyền thông mà công ty hướng tới.
Trước đó, trong năm 2019, công ty lỗ ròng 382 tỷ đồng, lỗ lũy kế gần 308 tỷ đồng. Khoản thua lỗ này của Yeah1 đến từ sự cố với Youtube về thỏa thuận chấm dữ lưu trữ nội dung.
Sau sự cố YouTube, Yeah1 đang trên đường tìm hướng đi mới. Công ty cũng liên tục tìm kiếm và phát triển những mảng kinh doanh mới như: mảng Phát hành trò chơi trên nền tảng di động với việc đầu tư vào Giải trí 100 Độ (100D), thành lập công ty con mới với tên gọi Appnews thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hay đầu tư vào Appfast - nền tảng giúp cho các nhà phát hành sở hữu ứng dụng điện thoại riêng đơn giản, xây dựng nền tảng cho người nổi tiếng,...
Hoạt động tái cấu trúc của Yeah1 diễn ra mạnh mẽ sau khi công ty được rót vốn từ bà Trần Uyên Phương, con gái chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Hồi cuối tháng 2, bà Phương đã chi ra hơn 300 tỷ đồng để mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu YEG và trở thành cổ đông lớn của tập đoàn Yeah1. Số cổ phiếu này tương ứng với số cổ phiếu mà Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống và Tổng Giám đốc Đào Phúc Trí bán ra cho đối tác chiến lược.
Sau đó, bà Phương tiếp tục mua vào cổ phiếu YEG để nâng tổng số nắm giữ lên 6,89 triệu cổ phiếu, tương đương 22,04% vốn.
Yeah1 muốn xóa khoản lỗ lũy kế 308 tỷ đồng
Yeah1 muốn xóa khoản lỗ lũy kế 308 tỷ đồng
Tập đoàn Yeah1 dự kiến sẽ sử dụng một phần thặng dư vốn cổ phần để xóa lỗ lũy kế, lành mạnh hóa tình hình tài chính trước khi bước sang giai đoạn phát triển mới.
Con gái ông chủ Tân Hiệp Phát mua 22% cổ phần Yeah1
Bỏ ra khoảng 300 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn của Yeah1, gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đang có trong tay một trong những kênh quảng cáo nhiều người xem nhất Việt Nam
Yeah1 chấm dứt thỏa thuận quản lý đa kênh với Youtube
Yeah1 cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc chấm dứt này và điều chỉnh nguồn lực tập trung phát triển nội dung và các kênh tự sở hữu.
Yeah1 bị YouTube 'trảm' sau khi tăng trưởng quá nhanh
Dưới hình thức đánh giá việc tuân thủ chính sách của mình, YouTube đã đưa ra quyết định ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Yeah1, một đơn vị trung gian đã tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian ngắn để đứng thứ 3 trong xếp hạng toàn cầu về số lượng lượt xem.
Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản
Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.
Quốc hội chốt đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chiều ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với 443/454 đại biểu tán thành.
Tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm và yếu tố quyết định thành công trong kỷ nguyên mới
Cả nước đang phấn đấu thi đua để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 và chuẩn bị cho năm mới 2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đây là năm bản lề hết sức quan trọng để thực hiện thành công các Nghị quyết của Đảng cũng như các chương trình hành động của Chính phủ.
Làm gì để gạo Việt Nam bán được giá cao?
Gạo Việt Nam có chất lượng cao nhưng khó bán giá cao nếu không có giải pháp giải quyết nguồn vốn cho doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo.
Novaland nỗ lực cơ cấu dòng tiền
Novaland đang có những bước tiến khả quan trong đàm phán các khoản nợ khi đã đạt thỏa thuận với các chủ nợ với tổng giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
BIDV sẽ phát hành cho đối tác chiến lược ngay đầu 2025
BIDV cho biết đang làm việc để hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ tương ứng 2,9% vốn điều lệ ngay trong quý I/2025.
Dịch chuyển thương mại thời 'Trump 2.0', con đường nào cho Việt Nam?
Dịch chuyển thương mại toàn cầu trong thời gian tới mang lại những cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam.