Hiểu đúng về kinh tế tuần hoàn
Một bài báo khoa học được công bố mới đây, dựa trên phân tích giới hạn tài nguyên, đã chỉ ra rằng 7/8 tài nguyên thiết yếu như đất, không khí, các chất dinh dưỡng… đã và đang tới ngưỡng cực hạn trên toàn cầu.
Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), khẳng định, kinh tế tuần hoàn không phải là trào lưu “sớm nở tối tàn” mà sẽ trở thành định hướng đầu tư bài bản của các doanh nghiệp lớn cũng như startup.
Lần đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2016, qua một hội thảo do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, đến nay, kinh tế tuần hoàn đã trở thành một xu thế mạnh mẽ, được luật hóa tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng như đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng rất hưởng ứng mô hình kinh tế tuần hoàn, thông qua việc thành lập nhiều tổ chức, liên minh về kinh tế tuần hoàn, cũng như ứng dụng giải pháp tuần hoàn trong một số lĩnh vực quan trọng, bao gồm nông nghiệp, quản lý chất thải, vận hành khu công nghiệp, năng lượng, bán lẻ… Khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) chỉ ra, 60 – 70% doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận thức về kinh tế tuần hoàn.
Theo bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), dù là khái niệm đang ngày càng phổ biến nhưng chưa phải cá nhân, tổ chức nào cũng thấu hiểu được bản chất của kinh tế tuần hoàn. Thông qua quá trình làm việc với cộng đồng doanh nghiệp, bà Linh chỉ ra 3 hiểu nhầm phổ biến về kinh tế tuần hoàn.
Thứ nhất, kinh tế tuần hoàn là tái chế. Về điều này, bà Linh cho biết, tái chế chỉ giải quyết khâu cuối cùng của vòng đời sản phẩm, tức là sau khi thải bỏ, trong khi kinh tế tuần hoàn đặt ra yêu cầu thay đổi trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
“Đầu tư vào kinh tế tuần hoàn là đầu tư mang tính chiến lược, đi từ gốc chứ không phải chỉ giải quyết phần ngọn bằng tái chế”, Giám đốc MSD lý giải.
Nhiều giải pháp được ứng dụng trong chuỗi giá trị để hướng đến kinh tế tuần hoàn, thường tuân theo nguyên tắc kéo dài vòng đời sản phẩm để tối ưu giá trị và giảm thiểu xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc kéo dài vòng đời cũng vấp phải định kiến rằng sẽ giảm doanh thu, từ đó giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bác bỏ quan điểm trên, bà Linh nhìn nhận, nhu cầu của thế hệ người tiêu dùng mới, văn minh hơn là yêu cầu sản phẩm không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn phải bền vững. Doanh nghiệp nếu chạy theo lợi nhuận bằng việc kích thích tiêu dùng nhanh thì sớm muộn cũng sẽ đánh mất thị phần và bị loại khỏi cuộc chơi.
Mặt khác, kéo dài vòng đời sản phẩm cũng mở đường cho một số dịch vụ mới như sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm, vừa tạo cơ hội kinh tế, vừa giúp doanh nghiệp tương tác tốt hơn với khách hàng.
Thứ hai, kinh tế tuần hoàn là “một khoản đầu tư tốn kém vào danh tiếng”, do đó chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn, có vị thế nhất định trên thị trường.
Trong quá trình triển khai các hoạt động phát triển bền vững, bà Linh nhận thấy đâu đó vẫn có sự xung đột giữa lợi ích môi trường và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn sẽ là giải pháp cho sự xung đột này, bởi mô hình kinh tế tuần hoàn vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa đi sát sườn với chuỗi giá trị bền vững của doanh nghiệp.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp kinh tế tuần hoàn và tạo ra giá trị kinh tế đáng kể, đơn cử như công ty Ecotech Vina giúp Samsung Việt Nam tiết kiệm hàng chục triệu USD mỗi năm nhờ giải pháp tái sử dụng khay nhựa dùng trong nhà máy, hay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nam Cầu Kiền tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ trao đổi phụ phẩm sản xuất để tái chế.
Đầu tư vào kinh tế tuần hoàn là đầu tư vào giá trị cũng như sự kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp
Bà Linh khẳng định, đầu tư vào kinh tế tuần hoàn là đầu tư vào giá trị cũng như sự kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp, kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để có thể kiếm được lợi nhuận theo cách cân bằng vỡi giá trị môi trường.
Trước đó, trao đổi với TheLEADER, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), cũng nhìn nhận, kinh tế tuần hoàn vẫn hàm chứa giá trị kinh tế, do đó các giải pháp tuần hoàn cần phải tạo ra được lợi nhuận chứ không hoạt động theo mô hình từ thiện.
Thứ ba, kinh tế tuần hoàn chỉ là trào lưu tạm thời. Định kiến này xuất phát từ một số phong trào trước đây đã có thời gian rất “nóng”, nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như giới truyền thông, tuy nhiên sau đó lại lắng xuống mà không tạo ra thay đổi gì đáng kể.
Về vấn đề này, Giám đốc MSD khẳng định, việc kinh tế tuần hoàn có phải trào lưu tạm thời hay không phụ thuộc rất lớn vào cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm cả các tập đoàn lớn và lực lượng doanh nghiệp nhỏ, startup.
Trên thực tế, thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi một quá trình lâu dài để thay đổi từ tư duy đến hành động cũ sang tư duy, hành động mới. Lấy đơn cử, để thay thế những chiếc cốc sử dụng một lần, không phải chỉ tổ chức một vài sự kiện, chương trình khuyến khích cốc dùng nhiều lần mà phải tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích một thời gian dài để thay đổi hành vi của từng người tiêu dùng.
“Nếu cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế tuần hoàn một cách bài bản, có kế hoạch lâu dài thì kinh tế tuần hoàn sẽ không chỉ là một trào lưu”, bà Linh nhắn gửi cộng đồng doanh nghiệp và startup.
Một bài báo khoa học được công bố mới đây, dựa trên phân tích giới hạn tài nguyên, đã chỉ ra rằng 7/8 tài nguyên thiết yếu như đất, không khí, các chất dinh dưỡng… đã và đang tới ngưỡng cực hạn trên toàn cầu.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra những giá trị mà kinh tế tuần hoàn đem lại cũng như trách nhiệm cần phải ứng dụng kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đưa kinh tế tuần hoàn vào hoạt động vận hành cũng như chiến lược phát triển của mình.
Ưu đãi về thuế, phí hay tiền thuê đất chỉ mang tính bước đầu, không thể giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia tích cực vào kinh tế tuần hoàn nếu không có động lực thị trường để tạo ra lợi ích bền vững.
Quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc, khuyến khích sử dụng nhựa tái sinh là một số khuyến nghị được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đưa ra để thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?
Giá chung cư Hà Nội không còn tình trạng sốt nóng như nhiều tháng trước.
Việc FPT bán cổ phần công ty con cho đối tác Nhật dấy lên làn sóng các tập đoàn ngoại đang để mắt tới lĩnh vực trí tuệ nhân tạo Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 được điều chỉnh cao hơn nhờ triển vọng sản xuất và xuất khẩu lạc quan từ sự phục hồi của Hoa Kỳ.
GS. Fei-Fei Li cho rằng Việt Nam cần đầu tư vào hệ sinh thái AI, cần tích hợp AI vào khu vực công, trong giáo dục, đặc biệt là từ cấp tiểu học đến trung học.
Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa tung ra gói vay mua căn hộ chung cư với lãi suất chỉ từ 6,2%/năm nhằm hỗ trợ khách hàng dễ dàng sở hữu ngôi nhà mơ ước.
Tuần làm việc bốn ngày giúp người lao động cân bằng công việc – cuộc sống, giúp tăng năng suất lao động nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi các chính sách.