Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.
Công nghệ sức khỏe là một trong những lĩnh vực đang nổi lên với đầy hứa hẹn trong giai đoạn tới khi nhiều vấn đề trong ngành vẫn đang cần lời giải.
Dữ liệu từ báo cáo của NIC và Golden Gate Ventures mới đây cho biết, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe chiếm khoảng 6% GDP bình quân đầu người ở Việt Nam vào năm ngoái. Dự kiến, mức chi tiêu này sẽ tăng lên gấp ba lần trong giai đoạn 2018 – 2028, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sức khỏe.
Ngoài ra, Việt Nam còn có dân số am hiểu công nghệ ngày càng tăng với xu hướng chi tiêu cao cho chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh tầng lớp tiêu dùng mở rộng và nhận thức sức khỏe nhiều hơn.
Các hình thức chăm sóc sức khỏe mới như giám sát từ xa, y tế từ xa, chẩn đoán bằng AI ngày càng phổ biến hơn
Tình trạng các bệnh viện công quá tải, thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng và thiếu chuyên gia chăm sóc sức khỏe là một trong những động lực thúc đẩy các hình thức chăm sóc sức khỏe mới như giám sát từ xa, y tế từ xa, chẩn đoán bằng AI.
Những tồn tại của khu vực bệnh viện công cũng là cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phát triển các giải pháp khởi nghiệp lấy bệnh nhân làm trung tâm.
Bên cạnh đó, những hỗ trợ của chính phủ và ưu đãi về thuế đã khuyến khích phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và tạo cơ hội cho sự đổi mới.
Ngoài lĩnh vực công nghệ sức khỏe, công nghệ tài chính – fintech cũng là điểm đến hứa hẹn của Việt Nam trong những năm tới.
Theo Golden Gate Ventures, giá trị giao dịch trong ngành này dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kép 15% trong bốn năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của người dân lẫn doanh nghiệp.
Đơn cử, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam – chiếm đến 70% GDP gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính.
Giá trị giao dịch của lĩnh vực fintech giai đoạn 2017 - 2027 (dự báo) (tỷ USD)
Sự tăng trưởng của fintech tại Việt Nam được thúc đẩy bởi lực lượng dân số trẻ, am hiểu công nghệ và tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh cao.
Cùng với đó, tầng lớp trung lưu đang gia tăng và các hoạt động kinh tế sôi động càng củng cố thêm nhu cầu về số hóa các dịch vụ tài chính đổi mới nhanh chóng và hiệu quả về chi phí.
Về phía chính phủ, nhiều chính sách và sáng kiến đã được đưa ra nhằm thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số, tài chính toàn diện và đổi mới.
Công nghệ giáo dục cũng là một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư những năm gần đây khi Việt Nam có dân số trẻ đông đảo với nhu cầu lớn về giáo dục chất lượng cao, phát triển chuyên môn cùng yêu cầu áp dụng công nghệ trong trải nghiệm học tập, giáo dục.
Mức chi tiêu cho giáo dục ngày càng cao hơn do niềm tin sâu xa vào vai trò của giáo dục và thu nhập người dân tăng lên.
Tổng giá trị đầu tư và số lượng thương vụ trong lĩnh vực công nghệ giáo dục giai đoạn 2013 - 2022 (Giá trị: triệu USD)
Đáng chú ý, sự xuất hiện của Covid-19 đã đẩy nhanh các tiêu chuẩn mới về học tập và giảng dạy thông qua các nền tảng trực tuyến.
Báo cáo đánh giá, chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn sơ khai.
Năm 2019, Việt Nam nằm trong tốp 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 44%.
Hiện tại, có hơn 200 công ty công nghệ giáo dục tại Việt Nam, phục vụ 2 triệu người dùng trên toàn quốc với quy mô thị trường ước tính không dưới 2 tỷ USD.
Dựa trên ý kiến được thu thập từ 6.600 nhân viên tại hơn 45 quốc gia, khoảng 60% người tham gia khảo sát lo ngại doanh nghiệp của họ sẽ lạc hậu trong vòng 3 đến 5 năm tới, khi được hỏi về tình hình hoạt động đổi mới và văn hóa doanh nghiệp.
Với việc huy động thành công 23 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C, ELSA đang trở thành startup gọi được vốn nhiều nhất tại thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam năm nay, bên cạnh những tên tuổi như MindX, Teky, Clevai, hay Prep.
So với các quốc gia định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ, tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng số lao động quốc gia của Việt Nam khá thấp, chỉ ước đạt 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động.
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.