Dân số vàng nhưng vẫn 'khát' nhân lực công nghệ cao

Việt Hưng Thứ sáu, 15/09/2023 - 08:45

So với các quốc gia định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ, tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng số lao động quốc gia của Việt Nam khá thấp, chỉ ước đạt 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động.

Với việc trở thành Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Mỹ đã thống nhất chọn công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột mới của quan hệ hai nước, đặc biệt là hoạt động thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chip trị giá hàng tỷ USD.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng số lượng hạn chế các kỹ sư có kinh nghiệm sẽ là trở ngại lớn cho sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp chip tại Việt Nam.

Thực tế, Việt Nam có ưu thế cao nhờ cơ cấu dân số vàng với 69% trong độ tuổi lao động, nhưng vẫn đang gặp tình trạng thiếu hụt nhân lực đáng kể.

Không riêng ngành chip bán dẫn, mà tình trạng thiếu hụt nhân lực công nghệ cao đang trở thành bài toán chung của rất nhiều doanh nghiệp công nghệ trong nước.

Báo cáo "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực số" phát hành bởi FPT Digital đã chỉ ra, Việt Nam có gần 400.000 kỹ sư công nghệ thông tin và hơn 50.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp mỗi năm.

Tuy vậy, chỉ có khoảng 30% lực lượng nhân sự công nghệ thông tin này đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc.

Tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng số lao động quốc gia của Việt Nam ước đạt 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động. Tỷ lệ này được cho là khá thấp so với các quốc gia định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ.

Cụ thể, tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin của Ấn Độ là 1,78% trên tổng số lao động quốc gia, của Hàn Quốc là 2,5% và của Mỹ là 4%. Tuy nhiên, tỉ lệ này của Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 2% và cùng với đó là nâng cao chất lượng kỹ thuật trong thời gian tới.

Dân số vàng nhưng vẫn 'khát' nhân lực công nghệ cao
Tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng số lao động quốc gia của Việt Nam khá thấp

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT từng đề xuất Chính phủ Mỹ đầu tư đào tạo từ 30.000 đến 50.000 chuyên gia bán dẫn cho Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành này, cam kết nỗ lực góp phần vào mục tiêu này.

Phía FPT cũng mong muốn Đại học FPT nhận được đầu tư để đào tạo kỹ sư chuyên về thiết kế chip bán dẫn và AI, nhằm nâng cao năng lực của lực lượng lao động trong các lĩnh vực quan trọng này.

Điều này cho thấy, nhu cầu về nhân lực công nghệ cao hiện rất lớn. Nhất là khi Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao. Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) có nhận định Việt Nam đang trở thành cường quốc kỹ thuật số mới ở Đông Nam Á.

Những gã khổng lồ công nghệ như Samsung, Apple, LG, Foxconn, Cisco, Toshiba… đã hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam, bao gồm cả mảng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Không chỉ các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, mà cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng nóng lòng tìm kiếm nguồn nhân lực công nghệ cao tại Việt Nam.

Near Foundation - tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thuỵ Sĩ quản lý nền tảng Near Protocol - công ty blockchain kỳ lân hàng đầu thế giới tin rằng, Việt Nam sẽ sớm trở thành hình mẫu toàn cầu về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.

Near Foundation hiện coi Việt Nam là một trong những thị trường được ưu tiên hàng đầu cho công nghệ blockchain và Web3, với nhiều ứng dụng được chính minh đem lại lợi ích cho doanh nghiệp lẫn người dùng.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, phía Near Foundation cho biết đã và đang đầu tư rất nhiều vào nguồn lực nhân sự tại Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin được xem là cốt lõi của hệ sinh thái.

"Trước hết, doanh nghiệp phải hiểu rõ mình cần những công nghệ gì, và công nghệ đó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào. Sau khi đã hiểu rõ được bản thân, doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một đội ngũ phù hợp với lộ trình phát triển rõ ràng", đại diện Near Foundation Việt Nam nhấn mạnh.

Dân số vàng nhưng vẫn 'khát' nhân lực công nghệ cao 1
Nhu cầu về nhân lực công nghệ cao tại Việt Nam hiện rất lớn

Là một fintech hàng đầu tại Việt Nam, MoMo đã liên tục chuyển mình từ khi thành lập đến nay, từ một doanh nghiệp chú trọng vào phân tích dữ liệu và hiện là tập trung vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực thanh toán, tài chính cá nhân.

Nhưng cũng giống như FPT, hay Near Foundation, MoMo cũng "khát" nguồn nhân lực công nghệ cao, dù liên tục đầu tư mạnh vào AI hay công nghệ dữ liệu.

"Chúng tôi mong muốn tìm kiếm những đồng đội để cùng nhau làm sâu và sát nhất, gắn với kinh doanh", ông Thái Trí Hùng - Phó Tổng Giám Đốc và CTO MoMo khẳng định.

Tính đến hiện tại, MoMo có gần 600 kỹ sư công nghệ trong đó nhân sự cho AI chiếm khoảng 20%. Đội ngũ này đang làm việc trực tiếp cùng các đơn vị kinh doanh để đưa ra những lời giải cụ thể về các vấn đề nóng và hóc búa như tăng trưởng kinh doanh cho công ty, hỗ trợ các đối tác và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Trong chiến lược phát triển trung và dài hạn, công nghệ được xác định sẽ là "động cơ lõi" cho tăng trưởng của MoMo và AI chính là thành phần cốt yếu.

Ngoài việc ứng dụng các công nghệ mới, nguồn nhân lực công nghệ cũng được công ty tập trung đầu tư và đang tăng trưởng mạnh cùng với tốc độ phát triển của MoMo.

Bên cạnh các trung tâm công nghệ hàng đầu tại TP. HCM, Hà Nội (thành lập năm 2019), MoMo đã thành lập Trung tâm công nghệ thông tin tại Đà Nẵng và có kế hoạch tuyển dụng số lượng lớn lên đến vài trăm người cho cả 3 trung tâm này.

Trong thời gian tới MoMo có kế hoạch hợp tác các trường đại học để có những chương trình nhằm hỗ trợ, đào tạo và phát triển nhân sự trong lĩnh vực AI.

Công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột mới trong quan hệ Việt Nam – Mỹ

Công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột mới trong quan hệ Việt Nam – Mỹ

Tiêu điểm -  1 năm
Một trong những trọng tâm của chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden là "thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam tập trung vào công nghệ và đổi mới sáng tạo". Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này là không có giới hạn.
Công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột mới trong quan hệ Việt Nam – Mỹ

Công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột mới trong quan hệ Việt Nam – Mỹ

Tiêu điểm -  1 năm
Một trong những trọng tâm của chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden là "thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam tập trung vào công nghệ và đổi mới sáng tạo". Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này là không có giới hạn.
Dấu ấn đầu tư Trung Quốc tại ASEAN

Dấu ấn đầu tư Trung Quốc tại ASEAN

Tiêu điểm -  1 năm

Các nhà đầu tư Trung Quốc, vốn có truyền thống đầu tư mạnh vào bất động sản ASEAN, đã nhanh chóng bắt kịp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đang phát triển nhanh của khu vực này.

‘Đừng để sầu riêng rơi vào bi kịch’

‘Đừng để sầu riêng rơi vào bi kịch’

Tiêu điểm -  1 năm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết đã nhìn ra được những khó khăn, thách thức có thể xảy ra ngay từ khi ký nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc.

TC Group bán hơn 3.100 xe Huyndai trong tháng 8

TC Group bán hơn 3.100 xe Huyndai trong tháng 8

Tiêu điểm -  1 năm

Dự báo thị trường xe hơi tháng 9 sẽ khởi sắc hơn vào nửa cuối tháng khi tháng “Ngâu” trôi qua, nhu cầu mua sắm xe của thị trường sẽ tăng cao trở lại.

Việt Nam ‘hút’ doanh nghiệp nước ngoài dù khó khăn

Việt Nam ‘hút’ doanh nghiệp nước ngoài dù khó khăn

Tiêu điểm -  1 năm

Mức lương cạnh tranh, sự kiên cường của nền kinh tế qua những sự kiện gây gián đoạn là hai yếu tố hàng đầu giúp Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài mở rộng hoạt động.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.