300 triệu USD trái phiếu của Novaland được tái cấu trúc

Phạm Dũng Thứ sáu, 15/12/2023 - 09:35

Bên cạnh một thỏa thuận chuyển đổi mới, các trái chủ cam kết sẽ không yêu cầu Novaland thanh toán ngay lãi và gốc trái phiếu, không chuyển nhượng cho bên thứ 3.

Tập đoàn Novaland hôm nay công bố đề xuất tái cấu trúc gói trái phiếu chuyển đổi 300 triệu USD có lãi suất 5,25%/năm, đáo hạn vào năm 2026 được chuyển đổi thành cổ phần của công ty.

Lô trái phiếu này được phát hành vào năm 2021 cho các nhà đầu tư quốc tế do Credit Suisse AG, chi nhánh Singapore tư vấn và Bank of New York Mellon, chi nhánh London làm đại lý ủy thác

Do khó khăn của thị trường bất động sản và áp lực tài chính, Novaland đã không thể thanh toán một số kỳ trả lãi của lô trái phiếu này dẫn đến sự kiện vi phạm theo điều khoản trái phiếu. Do đó, tập đoàn và các trái chủ nắm giữ gần 75% số trái phiếu trên đã thảo luận và đạt được một thỏa thuận mới.

Theo đó, các khoản lãi phát sinh trước 31/12/2024 sẽ được thanh toán chậm khi đến đợt mua lại trước hạn hoặc khi đến hạn trái phiếu. Lãi phát sinh sau 31/12/2024 sẽ được thanh toán bằng tiền mặt.

Giá trị mua lại tại ngày đáo hạn hoặc mua lại trước hạn được tính bằng 115% tiền gốc ban đầu tư (đã trừ đi phần chuyển đổi thành cổ phiếu) cộng thêm lãi trả chậm, lãi phát sinh trên số lãi trả chậm.

Trong trường hợp chuyển đổi, giá chuyển đổi ban đầu là 40.000 đồng/ cổ phiếu. Mỗi nhà đầu tư có 3 lần chuyển đổi (6 tháng, 18 tháng hoặc 30 tháng sau ngày hiệu lực sửa đổi) với mức giá chuyển đổi giảm dần.

Số lượng trái phiếu được chuyển đổi cũng được phân bổ thành từng đợt tương ứng 30%, 40%, 20% và 10% thay vì chuyển đổi toàn bộ trong 1 lần.

Ngoài ra các trái chủ cũng cam kết trong thời gian thực hiện thỏa thuận mới, sẽ không yêu cầu Novaland thanh toán ngay lãi và gốc trái phiếu. Đồng thời không bán, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ trái phiếu cho bên thứ 3, trừ khi bên mua cũng đồng ý với thỏa thuận mới.

Phía Novaland cho biết, giao dịch trái phiếu chuyển đổi theo thỏa thuận mới sẽ giảm áp lực cho tập đoàn trong bối cảnh khó khăn chung cũng nhưng các vướng mắc pháp lý gây ra nhiều thách thức cho thị trường bất động sản và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Giao dịch này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Novaland ổn định, sớm phục hồi và tối đa hóa giá trị cho các bên.

Mới đây, Novaland công bố các tờ trình xin ý kiến cổ đông điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua trong các Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2022 và năm 2023.

Cụ thể, đối với việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành dự kiến trước đây là 1:1 được đề xuất thay thế bằng 10:6. Liên quan đến phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ, nội dung thay đổi chủ yếu là số lượng phát hành được điều chỉnh từ 975 triệu cổ phiếu còn tối đa 200 triệu cổ phiếu.

Số tiền huy động tối đa từ 2 đợt chào bán riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu tương ứng giảm xuống còn 13.700 tỷ đồng thay vì 29.250 tỷ đồng như kế hoạch ban đầu. 

Theo Novaland, các đề xuất trên nhằm tăng khả năng hấp thụ cổ phiếu phát hành thêm và giảm tỷ lệ pha loãng giá cổ phiếu.

Tái cơ cấu đúng hướng, Novaland giảm số cổ phiếu phát hành thêm

Tái cơ cấu đúng hướng, Novaland giảm số cổ phiếu phát hành thêm

Doanh nghiệp -  10 tháng
Việc giảm tỷ lệ phát hành cho cổ đông hiện hữu và số cổ phiếu phát hành riêng lẻ nhằm tăng khả năng hấp thụ và giảm tỷ lệ pha loãng giá cổ phiếu NVL.
Tái cơ cấu đúng hướng, Novaland giảm số cổ phiếu phát hành thêm

Tái cơ cấu đúng hướng, Novaland giảm số cổ phiếu phát hành thêm

Doanh nghiệp -  10 tháng
Việc giảm tỷ lệ phát hành cho cổ đông hiện hữu và số cổ phiếu phát hành riêng lẻ nhằm tăng khả năng hấp thụ và giảm tỷ lệ pha loãng giá cổ phiếu NVL.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Doanh nghiệp -  8 giờ

Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Doanh nghiệp -  12 giờ

Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Tiêu điểm -  12 giờ

Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Leader talk -  13 giờ

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Diễn đàn quản trị -  17 giờ

Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.