4 bước các công ty phải làm để xử lý khủng hoảng truyền thông

Lê Vy Thứ ba, 05/09/2017 - 10:04

Các công ty lúc nào cũng có khả năng gặp rắc rối và phản ứng dữ dội của công chúng có thể trở nên cực kỳ khốc liệt dưới sự can thiệp của truyền thông xã hội.

Khủng hoảng PR luôn là vấn đề nan giải của các doanh nghiệp. Nguồn: CNN

Mặc dù mọi cuộc khủng hoảng đều khác nhau, nhưng có một số bước quan trọng mà các công ty đều phải thực hiện để tránh biến khủng hoảng thành thảm họa.

Dưới đây là các bước mà ông Rupert Younger, người sáng lập và Giám đốc Trung tâm danh tiếng doanh nghiệp thuộc Đại học Oxford khuyên các doanh nghiệp để vượt qua và khôi phục lại danh tiếng sau khủng hoảng.

1. Nhận thức vấn đề và xin lỗi

Nhận thức được vấn đề và đưa ra một lời xin lỗi nhanh chóng là điều rất quan trọng. Lời xin lỗi nên được lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra ngay lập tức và không điều kiện.

Đây là điều mà United Airlines đã không làm được khi vướng phải khủng hoảng hồi đầu năm nay. Hãng hàng không đã phải đối mặt với sự phản đối của công chúng sau khi các video được phát hành trực tuyến cho thấy một hành khách bị lôi ra khỏi chuyến bay một cách thô bạo. Hãng này đã không đưa ra lời xin lỗi một cách nhanh chóng, và khi họ làm thế, công chúng thấy không thỏa đáng.

Cụ thể, Giám đốc điều hành Oscar Munoz xin lỗi chỉ vì "phải phục vụ ... khách hàng".

Điều này đã được xem là không chân thành. Ông Munoz sau đó còn gửi email cho nhân viên và mô tả hành khách này là "phá hoại và hiếu chiến".

Điều này cho thấy Công ty đã không thực sự muốn xin lỗi, và không quan tâm đến hành khách của mình.

2. Xác định nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng

Các công ty nên làm việc này càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Trong một kịch bản lý tưởng, các doanh nghiệp nên cam kết công khai các kết quả điều tra.

Tính minh bạch, mong muốn được cởi mở và trung thực về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là chìa khóa để khôi phục lòng tin với các bên liên quan. Nó cũng có thể giúp bảo vệ chống lại các cuộc khủng hoảng khác trong tương lai.

Toyota đã mắc phải sai lầm trong năm 2009 khi hãng sản xuất ôtô không phản ứng nhanh với khiếu nại của khách hàng về việc xe của họ đột ngột tăng tốc.

Khi hãng này thu hồi lại hàng triệu chiếc xe ô tô vì vấn đề chân ga, Cục quản lý an toàn giao thông đường bộ Hoa Kỳ đã cáo buộc nhà sản xuất cố gắng rũ bỏ trách nhiệm bằng cách gửi cho khách hàng đó "thông tin không chính xác và gây hiểu nhầm".

Toyota đã mất một thời gian dài để xác định và chịu trách nhiệm về lỗi của mình.

Phản ứng chậm chạp này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho thương hiệu Toyota và làm sụt giảm doanh số bán hàng tại Nhật Bản, Bắc Mỹ và châu Âu.

3. Thực hiện các thay đổi cần thiết

Một khi nguyên nhân đã được xác định rõ ràng, các tổ chức cần phải hành động - và phải cho công chúng thấy được hành động đó - để thực hiện những thay đổi cần thiết giúp ngăn chặn những vấn đề tương tự trong tương lai.

Danh tiếng của ngành ngân hàng đã bị ảnh hưởng rất nhiều vì những phản ứng nửa vời đối với các cuộc khủng hoảng khác nhau, bao gồm việc thao túng lãi suất Libor, kinh doanh thua lỗ và khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn.

4. Luôn đánh giá phản ứng của công chúng đối với khủng hoảng

Các tổ chức cần phải hiểu rằng xây dựng lại lòng tin với công chúng sẽ mất nhiều thời gian.

Họ nên tiếp tục đánh giá các chiến lược của họ để đảm bảo họ đã hoàn toàn giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng. Doanh nghiệp cũng cần phải minh bạch trong công việc và công tác điều tra.

Về vấn đề này, công ty dầu khí BP đã làm đúng - họ đã cập nhật và báo cáo liên tục về kết quả của các biện pháp họ thực hiện kể từ vụ tràn dầu ở vịnh Mexico, điều này đã giúp công ty xây dựng lại hình ảnh của mình.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  3 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  10 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  10 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  10 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  13 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.