Nhà sản xuất châu Á tập trung phát triển xe điện cỡ nhỏ
Các hãng xe đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đang tích cực đầu tư nghiên cứu, sản xuất dòng xe điện cỡ nhỏ, giá rẻ, được tối giản về công nghệ cũng như khả năng vận hành.
Sự xuất hiện của các thương hiệu xe điện châu Á là một trong những dấu hiệu dự báo sự trỗi dậy của thị trường xe điện tại châu lục này.
Hướng tới cam kết tại COP26, nhiều chính phủ trên thế giới đang đề ra những kế hoạch điện khí hóa giao thông vận tải đầy tham vọng. Cuộc đua xe điện đang ngày càng nóng lên với sự tham gia nhiều ông lớn đến từ Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, theo tổ chức nghiên cứu McKinsey, không phải Bắc Mỹ hay châu Âu mà châu Á mới là thị trường lớn nhất của xe điện trong tương lai, bao gồm cả ô tô và xe máy điện. Thực tế, làn sóng điện khí hóa tại châu lục này đang trên đà tăng tốc, hứa hẹn bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới, dựa trên 4 dấu hiệu.
Thứ nhất, Trung Quốc đang trở thành thị trường xe ô tô điện hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), số xe điện đang hoạt động tại Trung Quốc lên đến khoảng 4,5 triệu xe, chiếm 44% tổng số xe điện toàn cầu.
Thứ hai, người tiêu dùng tại châu Á đang tỏ thái độ tích cực đối với xe máy điện, đặc biệt tại những nước đang phát triển, nơi xe ô tô vẫn là một tài sản có giá trị cao, không phải gia đình nào cũng có điều kiện sở hữu.
Theo dự báo của McKinsey, vào năm 2030, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia sẽ lần lượt là 3 thị trường hàng đầu thế giới của xe máy điện. Cũng vào năm 2030, tỷ lệ điện khí hóa xe 2 bánh tại Ấn Độ và khu vực ASEAN rơi vào khoảng 36%, tức là gấp hơn 36 lần so với hiện nay.
Thứ ba, chính sách và khung pháp lý khuyến khích xe điện đang được triển khai mạnh mẽ. Các chính sách này bao gồm 4 nhóm: đặt mục tiêu về tỷ lệ xe điện; hạn chế sản xuất và kinh doanh xe xăng; khuyến khích người tiêu dùng mua xe điện và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng sạc điện cho xe.
Các chính sách được đưa ra ở đa dạng các mức độ, tùy thuộc vào điều kiện ở mỗi quốc gia. Trong đó, chỉ có 3 ông lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đưa ra khuôn khổ chính sách toàn diện để hỗ trợ xe điện.
Cuối cùng, các thương hiệu xe hơi châu Á đang tích cực “chạy đua” xe điện. Tính trong khoảng thời gian từ 2017 – 2021, 13/20 thương hiệu xe ô tô điện bán chạy nhất thế giới đến từ châu Á. Dễ thấy nhất là tại Trung Quốc, với hàng loạt doanh nghiệp đủ mọi lĩnh vực đang rót vốn vào sản xuất xe điện cũng như các ngành phụ trợ có liên quan.
Trong khi đó, tại Ấn Độ và ASEAN, nhiều tay chơi mới đang nhảy vào lĩnh vực xe điện 2 bánh. Trong khoảng 10 năm kể từ 2011, hơn 50 công ty khởi nghiệp xe máy điện đã được thành lập tại Ấn Độ và ASEAN, có thể kể đến một số cái tên nổi bật như Ather Energy, Ola, Beam, Dat Bike…
VinFast là nhà sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam, vào cuối năm 2018 đã giới thiệu sản phẩm xe máy điện cùng hệ sinh thái hỗ trợ xe điện toàn diện cho thị trường trong nước. Đến đầu năm nay, VinFast tuyên bố sẽ ngừng sản xuất xe xăng và trở thành công ty thuần xe điện.
Tại thị trường châu Á, các hãng xe châu Á như Honda, Hyundai, Volvo, Nissan… nhìn chung vẫn được ưa chuộng hơn so với những đối thủ từ Mỹ, châu Âu. Như vậy, sự xuất hiện của các hãng xe điện châu Á sẽ tạo ra tác động tốt khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang xe điện.
Nhìn chung, với những dấu hiệu kể trên, thị trường châu Á hứa hẹn sẽ chứng kiến sự bùng nổ trong điện khí hóa ngành giao thông. Sự bùng nổ này không chỉ đem lại lợi ích khí hậu mà còn tạo ra cơ hội to lớn cho các nền kinh tế châu Á. Ví dụ, Indonesia có tiềm năng trở thành nhà cung ứng pin hàng đầu thế giới nhờ vào lợi thế về tài nguyên thiên nhiên. Thái Lan vốn là công xưởng ô tô của ASEAN, cũng có thể trở thành trung tâm sản xuất xe điện lớn.
Đối với Việt Nam, xe điện là cơ hội để hiện thực hóa giấc mơ thương hiệu xe hơi quốc gia, với sự xuất hiện và thành công bước đầu của VinFast. Chuỗi cung ứng cho xe điện cũng đang được Vingroup và một số doanh nghiệp Việt Nam từng bước định hình, hứa hẹn tạo ra một hệ sinh thái toàn diện cho ngành công nghiệp được xem là “tương lai của giao thông vận tải”.
Các hãng xe đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đang tích cực đầu tư nghiên cứu, sản xuất dòng xe điện cỡ nhỏ, giá rẻ, được tối giản về công nghệ cũng như khả năng vận hành.
Tốc độ sạc sẽ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của xe điện.
Việt Nam được đánh giá sẽ hứa hẹn trở thành thị trường chiến lược của xe ô tô điện, bên cạnh các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Giá cả cao so với thu nhập của phần lớn người dân, cùng cơ sở hạ tầng trạm sạc còn hạn chế đã khiến người tiêu dùng chưa mạnh tay chi tiền cho các sản phẩm xe điện.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.