Các dự án ưu tiên đầu tư ngành du lịch sắp tới
Theo kế hoạch thực hiện mới nhất của ngành du lịch, các dự án ưu tiên đầu tư sẽ về chuyển đồi số, phát triển hạ tầng, bồi dưỡng nhân lực...
Tốc độ sạc sẽ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của xe điện.
Di chuyển trên quãng đường dài, khi rơi vào tình trạng “cạn bình”, tài xế xe hơi truyền thống chỉ cần tìm một trạm xăng, bỏ vài phút để đổ đầy bình xăng, sau đó ung dung đi tiếp.
Tuy nhiên, đối với xe điện, để sạc được đầy bình, nhiều dòng xe có thể mất đến vài tiếng đồng hồ. Đây là một sự bất tiện lớn, cũng là nỗi lo của nhiều người tiêu dùng trước quyết định mua xe điện. Theo khảo sát của Deloitte Nhật Bản, khoảng 20% người tiêu dùng đang có ý định sở hữu xe điện tỏ ra rất quan tâm về thời gian sạc.
Thấu hiểu tâm lý này, các hãng xe điện đang nỗ lực “đua” sạc nhanh để biến sản phẩm của mình thành chiếc xe điện thân thiện nhất với người dùng.
Mới đây, hãng Hyundai đến từ Hàn Quốc, tại thị trường Nhật Bản đã tung ra chiếc xe điện Ioniq 5 có thể đi được 220km chỉ với 5 phút sạc nhờ bộ sạc nhanh 350kW. Mẫu xe này cũng đã được Hyundai giới thiệu tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có bản thương mại và giá bán chính thức.
Ioniq 5 còn gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng với thông số vận hành 450km cho một lần sạc đầy, thuộc dòng xe “pin trâu” hàng đầu thế giới. Đại diện Hyundai tại Nhật Bản cho biết, công nghệ sạc giúp Ioniq 5 không thua kém gì một chiếc xe xăng.
Một mẫu xe điện thể thao đã có mặt tại thị trường Việt Nam là Taycan của Posché cũng sở hữu thông số sạc điện nổi bật. Theo công bố của hãng, chiếc Taycan có thể chạy được 100km với khoảng 4,5 phút sạc nhanh công suất 270kW.
Vào năm 2019, Tesla đã phát triển bộ sạc công suất 250kW cho mẫu Tesla Model 3, giúp xe đi được 275km sau 15 phút sạc. Có thể thấy, về mảng sạc nhanh, ông trùm ngành xe điện dường như đang hơi lép vế so với các đối thủ.
Hãng xe Việt Nam VinFast cũng tích cực nghiên cứu phát triển công nghệ sạc nhanh. Theo công bố của hãng, xe điện VinFast e34 có thể đi được 180km sau khoảng 18 phút sạc nhanh, một thông số không quá nổi bật so với những dòng xe kể trên nhưng cũng đáng để chú ý với một tay chơi mới.
Theo Nikkei Asia Review, các hãng xe điện Nhật Bản đang chậm chân trong cuộc đua sạc nhanh. Ngoài chiếc Ariya của hãng Nissan có công suất sạc 130kW và bZ4X của Toyota với công suất 150kW, các mẫu xe của Nhật Bản vẫn “trung thành” với sạc công suất chỉ từ 30 – 90kW.
Điều này tiềm ẩn nguy cơ đánh mất thị phần cho các nhà sản xuất xe Nhật Bản nhưng cũng tạo ra khoảng trống để các hãng xe mới như VinFast có thể khai thác.
Theo VinFast, tốc độ sạc điện của xe điện phụ thuộc chủ yếu vào dung lượng pin và tốc độ nguồn của trạm sạc. Trong bối cảnh các hãng xe đang nâng cao dung lượng pin để đáp ứng nhu cầu vận hành xa, thời gian sạc pin sẽ bị kéo dài nếu không thay đổi tốc độ nguồn của trạm sạc.
Một yếu tố khác giúp xe điện sạc nhanh hơn là pin thể rắn. Theo các chuyên gia, pin thể rắn có thể có dung lượng cao hơn từ 2 – 5 lần và tốc độ sạc nhanh hơn từ 6 – 10 lần so với pin thể lỏng lithium-ion, là loại pin đang được sử dụng phổ biến.
Hãng xe Việt Nam cho biết, với loại pin này, người dùng có thể đi được quãng đường 500km chỉ với 20 phút sạc. Năm 2021, VinFast đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với ProLogium để sản xuất pin thể rắn, tạo ra tiền đề cho những chiếc xe điện sạc siêu tốc phục vụ khách hàng.
Bên cạnh đó, để sạc pin nhanh, xe điện cũng cần phải thay đổi thiết kế để động cơ chịu được điện áp cao. Đây là thách thức không nhỏ đối với các nhà sản xuất xe điện.
Theo kế hoạch thực hiện mới nhất của ngành du lịch, các dự án ưu tiên đầu tư sẽ về chuyển đồi số, phát triển hạ tầng, bồi dưỡng nhân lực...
Quảng Ninh phấn đấu trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm bảy thành phố.
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua 10 Nghị quyết quan trọng liên quan đến tổ chức bộ máy chính quyền và phát triển kinh tế xã hội.
Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ tiên tiến, hướng tới tự làm chủ trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Phần lớn trong số 112 dự án chậm tiến độ triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng.
S&P Global Ratings, tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập hàng đầu thế giới vừa công bố mua lại 43,4% cổ phần tại FiinRatings.
Công ty chứng khoán SHS nhìn nhận, kịch bản sớm nhất cũng như khả thi nhất để Việt Nam hoàn thiện toàn bộ tiêu chí để nâng hạng theo chuẩn FTSE sẽ vào tháng 9/2025.
Sẽ ra sao khi chuỗi The Coffee House bán kèm pizza, mỳ ý trong thực đơn trà và cà phê sau khi về tay "đại gia" lẩu, nướng là Golden Gate?
UBND TP. Đà Nẵng và Tập đoàn Vingroup ngày 25/2 đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, hưởng ứng cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Chính phủ.
Dịch vụ quản lý, vận hành chuyên nghiệp là một trong những thước đo sự đẳng cấp của dự án và là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn chốn an cư của cư dân hiện đại.
Tập đoàn Geleximco và Công ty TNHH Đầu tư công nghiệp Nguyên Tín Liễu Châu cùng Công ty TNHH Công nghệ Bách Tấn Quảng Tây đã ký kết thỏa thuận hợp tác dự án xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô.
Khám phá cách xây dựng chuỗi cung ứng xanh với hướng dẫn toàn diện từ quản trị rủi ro đến quản lý các bên liên quan, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.