Người tiêu dùng Việt chưa mặn mà với xe điện
Giá cả cao so với thu nhập của phần lớn người dân, cùng cơ sở hạ tầng trạm sạc còn hạn chế đã khiến người tiêu dùng chưa mạnh tay chi tiền cho các sản phẩm xe điện.
Việt Nam được đánh giá sẽ hứa hẹn trở thành thị trường chiến lược của xe ô tô điện, bên cạnh các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm 2021, doanh số xe điện đạt 6,6 triệu, tăng hơn gấp đôi so với mức 3 triệu năm 2020 và chiếm 9% tổng xe ô tô bán ra trên toàn thế giới.
Mức tăng này cho thấy điện khí hóa đang là xu thế không thể đảo ngược của ngành giao thông vận tải, đặc biệt khi các chính phủ và hãng xe lớn đưa ra tuyên bố khai tử xe chạy xăng trong tương lai 15 – 20 năm tới.
Đưa ra cam kết đầy tham vọng tại COP26, Việt Nam dường như cũng không muốn đứng ngoài cuộc chơi mới này. Một loạt chính sách ưu đãi cho xe điện mới được ban hành trong những ngày đầu năm 2022.
Cụ thể, các chính sách đã đưa mức thu lệ phí trước bạ của xe ô tô điện chạy pin về mức 0% trong vòng 3 năm, kể từ 1/3/2022. Trong 2 năm tiếp theo, mức thu lệ phí trước bạ chỉ bằng 50% xe xăng có cùng số chỗ ngồi. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô điện chạy pin cũng giảm chỉ còn 1 - 3%, có hiệu lực từ tháng 3/2022 đến hết tháng 2/2027.
Những yếu tố này giúp thị trường Việt Nam phần nào trở nên hấp dẫn hơn đối với xe điện. Ngay từ cuối năm 2021 đến nay, nhiều hãng xe hàng đầu thế giới đã giới thiệu một số sản phẩm xe điện tại Việt Nam.
Cuối năm 2021, Mercedes-Benz đã giới thiệu mẫu EQS tại một sự kiện trực tuyến. Chiếc xe này có khả năng vận hành lên đến 770km, thời gian sạc tại trạm sạc nhanh từ 10% lên 80% pin là khoảng 31 phút.
Gần đây nhất, tập đoàn Thành Công cùng hãng xe Hyundai đã ra mắt mẫu xe điện Ioniq 5, với tốc độ đạt đến 185km/h, vận hành được tối đa khoảng 450km cho mỗi lần sạc điện. Tuy nhiên, mẫu xe này chưa có bản thương mại và giá bản chính thức, chỉ đang ở bước thăm dò thị trường.
Một chiếc xe khác cũng đến từ nhà sản xuất Hàn Quốc là Kia EV6, dự kiến ra mắt tại Việt Nam trong quý II năm nay. Mới hoàn thiện vào tháng 3 năm ngoái, Kia EV6 được thiết kế với nhiều phiên bản động cơ, trong đó có phiên bản sở hữu khả năng tăng tốc lên 100km/h chỉ trong 3,5s tương đương với nhiều loại siêu xe.
Audi đang lên kế hoạch giới thiệu mẫu e-tron GT tại Việt Nam, sau màn ra mắt tương đối thành công ở Thái Lan. Đây là mẫu xe thể thao với ngoại hình sang trọng, được so sánh với mẫu Taycan của hãng Posché, cũng là mẫu xe ô tô điện thể thao có giá bán khá cao, rơi vào khoảng 5 tỷ đồng.
Đặc biệt, sức nóng của thị trường xe điện không thể không kể tới sự góp mặt của VinFast, tân binh, cũng là hãng xe đầu tiên của Việt Nam. Giới thiệu 3 mẫu xe tại thị trường trong nước là VF 8, VF 9 và VF e38, cùng với nhiều chính sách ưu đãi, VinFast nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng.
Cụ thể, theo công bố của hãng, chỉ sau 48 tiếng mở bán, 2 mẫu VF 8 và VF 9 nhận được khoảng 24 nghìn đơn đặt hàng. Mẫu VF e34 cũng nhận được 25 nghìn đơn đặt hàng sau 3 tháng mở bán.
Sự chiếm lĩnh của VinFast còn phải kể đến cả hệ thống trạm sạc, với 40 nghìn cổng sạc đã được xây dựng trên khắp đất nước trong năm 2021. Trạm sạc VinFast được đặt tại những địa điểm thuận tiện cho người dùng như bãi đỗ xe; trung tâm thương mại; các tòa nhà văn phòng, chung cư; dọc đường cao tốc, quốc lộ và các trạm xăng.
Có thể nói, hệ thống trạm sạc là ưu điểm quan trọng nhất của VinFast trước các đối thủ trên thị trường Việt Nam. Hiện tại, các mẫu xe điện từ hãng khác chưa sạc được tại hệ sinh thái của VinFast.
Theo công ty tư vấn Dezan Shira & Associates, với dân số tăng nhanh, tầng lớp trung lưu mở rộng, người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường, Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường chiến lược của xe ô tô điện, bên cạnh các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Hàng loạt mẫu xe điện được giới thiệu và lên kế hoạch ra mắt đã chứng minh nhận định này. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, người tiêu dùng vẫn chỉ có ít sự lựa chọn cho xe điện, khi các mẫu xe vẫn chưa mở bán, các hãng xe ngoại vẫn đang tỏ ra dè chừng, chỉ mới thăm dò thị trương.
Giá cả cao so với thu nhập của phần lớn người dân, cùng cơ sở hạ tầng trạm sạc còn hạn chế đã khiến người tiêu dùng chưa mạnh tay chi tiền cho các sản phẩm xe điện.
IONIQ 5 được xem là mẫu xe điện chuẩn mực và tiên phong trong ngành ô tô điện nói riêng, cũng như xu hướng phát triển ô tô trong tương lai.
Ông Lê Hoàng Long, Phó tổng giám đốc kinh doanh xe máy điện VinFast, cho biết, so với các công ty xe điện toàn cầu, VinFast có năng lực sản xuất lớn nhất, cả hiện tại và trong tương lai.
Gian hàng của VinFast đang là một trong những điểm đến hút khách nhất của Triển lãm Ô tô quốc tế New York 2022 (NYIAS 2022) với những mẫu xe điện gây ấn tượng mạnh.
Thiếu trạm sạc chuyên dụng là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc phát triển ngành xe điện tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Coaching không chỉ là huấn luyện, mà là tạo điều kiện cho đội ngũ phát triển tiềm năng cao nhất của họ.
Nhấn mạnh chiến lược phải phù hợp với cơ chế, con người và dự báo sự thay đổi toàn diện do AI mang lại là những cuốn sách quản trị đạt giải sách hay năm 2024.