Người nước ngoài nhiễm Covid-19 phải trả phí điều trị
Thủ tướng đồng ý chủ trương thu phí điều trị bệnh Covid-19 với người nước ngoài.
Hiện nay, việc phòng, chống dịch Covid-19 đã chuyển sang giai đoạn mới, đòi hỏi cách ứng phó với dịch phải mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Do đó, Chính phủ đã có những thay đổi trong biện pháp chống dịch để phù hợp với tình hình mới.
Tại hội nghị trực tuyến của Bộ Y tế ngày 15/3, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, điểm mạnh của Việt Nam là xác định được bệnh nhân số 0, từ đó, ngành y tế kiểm soát được vùng có dịch, ngăn chặn lây lan.
Ngoài ra, ông Long đã chỉ ra 5 thay đổi trong cách chống dịch Covid-19 kể từ khi xuất hiện bệnh nhân thứ 17 cách đây 1 tuần.
Thứ nhất, tiếp tục kiên trì, kiên định quyết tâm ngăn chặn ca xâm nhập.
Thủ tướng mới đây đã quyết định tạm dừng cấp thị thực cho hành khách du lịch đến các nước thuộc khu vực Schengen, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len từ ngày 15/3; đồng thời, sẽ tạm dừng cấp thị thực tại các cửa khẩu.
Tiếp đó, từ ngày 14/3, tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam đến từ vùng dịch sẽ tiến hành cách ly ngay tại cửa khẩu, bao gồm cả hành khách Việt.
Việt Nam cũng đã tạm dừng miễn thị thực với công dân 8 quốc gia gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha từ 0h ngày 12/3, đồng thời, tạm dừng miễn thị thực với công dân Hàn Quốc từ 0h ngày 29/2, công dân Ý từ 0h ngày 3/3.
Vào ngày 6/3, Thủ tướng quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực với người gốc Việt và thân nhân của họ đang cư trú ở Hàn Quốc và Ý.
Tại cuộc họp, ông Long thông tin, "Hôm qua, có những chuyến bay nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các trường hợp phức tạp như bệnh nhân số 34”.
Bệnh nhân số 34 là ca lây nhiễm nhiều nhất đến nay, lây cho 10 người. Người này đã đi qua Hàn Quốc, Mỹ, Qatar về Việt Nam, khai báo không đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc truy tìm những người tiếp xúc.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Long, nhờ kiên quyết thực hiện khai báo y tế điện tử của tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam từ 6h sáng ngày 7/3, từ những thông tin khai báo đó, chúng ta đã kịp thời lấy mẫu, xét nghiệm, ngăn chặn kịp thời các ca dương tính và tiến hành cách ly ngay lập tức tại cửa khẩu.
Thứ hai, mở rộng xét nghiệm với tất cả khách nhập cảnh vào Việt Nam.
Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã sản xuất được kit test xét nghiệm. Công suất xét nghiệm của Việt Nam hiện đã được thực hiện trên mức lớn.
Đồng thời, Thủ tướng đã giao Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 mua sắm một số trang thiết bị chống dịch; trước mắt mua 2.000 bộ sinh phẩm (kit) thử nhanh để cung cấp cho các địa phương có nhu cầu xét nghiệm cao.
Tới đây sẽ mở rộng hơn xét nghiệm, tất cả hành khách nhập cảnh từ Châu Âu vào Việt Nam sẽ tiến hành đo thân nhiệt, thực hiện khai báo y tế điện tử, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tập trung.
Thứ trưởng thông tin, “Chúng tôi đã yêu cầu tất các các cơ sở lưu trú kiểm tra, rà soát lại tất cả hành khách nhập cảnh từ Schengen, Anh, Mỹ... trong vòng 14 ngày qua, yêu cầu họ kiểm tra nếu chưa khai báo y tế điện tử thì phải kê khai, đồng thời tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp này. Chúng ta làm càng nhanh, càng khoanh lại thì càng hiệu quả trong phòng chống dịch”.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ vào phòng chống dịch
"Chúng ta áp dụng tờ khai y tế điện tử, đồng thời hiện nay đang làm việc với các hãng hàng không để các chuyến bay khi dừng đỗ thì cùng với việc vệ sinh khử khuẩn sẽ tiến hành khai báo y tế điện từ trên máy bay luôn để tránh ùn ách khi xuống sân bay. Tận dụng triệt để công nghệ thông tin trong phòng chống dịch”, theo ông Long.
Hiện đã thành lập văn phòng truy vết nguồn gốc nhập cảnh của hành khách. Nếu như chuyến bay 0054 mất 4 ngày mới kiểm soát, truy vết được hành khách, những chuyến bay sau là 2 ngày nhưng hiện nay nửa ngày đã truy suất, truy vết được thông tin hành khách.
Theo ông Long, Nhà nước đang hướng tới rút ngắn xuống 2 tiếng đã truy suất, truy vết được, thậm chí còn ngắn hơn.
Chính phủ yêu cầu tất cả các cơ sở lưu trú phải kê khai, gửi thông tin về hành khách nhập cảnh đang lưu trú đến Ban Chỉ đạo qua ứng dụng công nghệ thông tin.
Thêm nữa, hệ thống khai báo sức khoẻ du lịch vừa được các cơ quan chức năng triển khai dành cho các sân bay/cửa khẩu và 100% cơ sở lưu trú/nhà hàng trên toàn quốc, nhằm hỗ trợ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 trong việc chủ động nắm được lịch trình của hành khách trong nước và quốc tế khi du lịch tại Việt Nam.
Hệ thống trên sẽ được tích hợp vào ứng dụng Vietnam Health Declarations để thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh và khách du lịch sử dụng.
Thêm nữa, Thứ trưởng cũng nêu rõ, Việt Nam dùng cả hiện đại qua các ứng dụng và cách truyền thống qua các sim điện thoại chung đã phát cho 700 điểm cầu để thực hiện quản lý, chia sẻ thông tin về phòng chống dịch bệnh.
Thứ tư, cách ly triệt để, nhưng cách ly phạm vi nhỏ hơn, không giống như Sơn Lôi.
Biện pháp cách ly Việt Nam đang áp dụng đặc biệt ở chỗ những trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp được cách ly tại cơ sở y tế, các nước khác thì cách ly tại nhà.
Theo đó, Việt Nam cách ly ngay các trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp thì khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất thấp. Nhiều ca khi phát hiện đang được cách ly tập trung.
Ngành Y tế tới đây sẽ có điều chỉnh trong việc cách ly, mức độ khoanh vùng sẽ nhỏ hơn, thay vì cách ly một vùng như tại xã Sơn Lôi. Như vậy mới vừa đảm bảo đời sống cho người dân vừa phòng chống được dịch bệnh. “Dù vất vả nhưng vẫn phải làm”, Thứ trưởng Long cho biết.
Thứ năm, tuyến xã cũng có thể điều trị ca bệnh Covid-19.
Về điều trị, trong giai đoạn đầu, Việt Nam tập trung điều trị bệnh nhân ở tuyến trên. Tuy nhiên, sau đó đã tiến hành phân tuyến quyết liệt, với quan điểm không tập trung, để tất cả các tuyến cùng điều trị. Tuyến xã điều trị ca nhẹ, những ca nặng chuyển lên tuyến trên.
Phác đồ điều trị luôn luôn thay đổi phù hợp tiến bộ thế giới và kinh nghiệm các nước.
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 đến 6h sáng 16/3:
Tính đến sáng 16/3, Việt Nam ghi nhận 57 bệnh nhân, trong đó 16 người khỏi và ra viện, 41 bệnh nhân đang điều trị. Bệnh nhân thứ 57 (BN57) 66 tuổi, là nam giới, quốc tịch Anh, xuất phát từ London, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 9/3 tại Nội Bài (cùng chuyến bay VN0054 với BN46 - tiếp viên Vietnam Airlines). BN57 hiện được điều trị cách ly tại Quảng Nam.
Trên thế giới, tổng số ca nhiễm đã tăng lên hơn 169.334 người, trong đó, số người chết tăng lên 6.500 ca và 76.618 ca khỏi bệnh.
Thủ tướng đồng ý chủ trương thu phí điều trị bệnh Covid-19 với người nước ngoài.
Nhu cầu về sản phẩm nước ép tươi, sạch, thật cho người tiêu dùng Việt Nam vốn rất lớn nhưng lâu nay vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Công ty TNHH Vietnam Grand Prix đã thông báo tạm hoãn chặng đua F1 Hà Nội do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Nhìn từ một góc độ tích cực, chuyên gia huấn luyện và đào tạo phân phối, quản lý bán hàng Đỗ Xuân Tùng cho rằng, đại dịch Covid-19 sẽ mang lại một sự thay đổi rất lớn về tư tưởng kinh doanh, tất cả sẽ phải đi theo hướng chắc chắn, tử tế và bền vững thay vì làm giàu theo kiểu chộp giật, trào lưu.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.