6 yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2021

An Chi Chủ nhật, 11/07/2021 - 18:19

Sự bùng phát đại dịch, thu nhập người dân suy giảm và hiện tượng bất động sản bị đẩy giá là ba trong 6 yếu tố ảnh hưởng lớn tới bức tranh thị trường trong 6 tháng cuối năm 2021.

Nhiều khả năng, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục khó khăn trong quý III/2021

Thị trường bất động sản suy yếu, vắng bóng giao dịch

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn do sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trong quý II/2021.

Theo số liệu của Hội Môi giới bất động sản, lượng cung sản phẩm đủ điều kiện mở bán 6 tháng đầu năm 2021 tại Hà Nội chỉ đạt 42,7% so với cùng kỳ năm 2019 và bằng 67,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường đạt 4.578 sản phẩm. Gồm 3.726 căn hộ và 852 nhà thấp tầng (trong đó có 142 shophouse và 710 liền kề). Lượng giao dịch trên thị trường đạt 1.094 sản phẩm, gồm 670 căn hộ và 424 thấp tầng.

Tỉ lệ hấp thụ tại thị trường Hà Nội chỉ đạt trung bình 23,9%. Thấp tầng là dòng sản phẩm có tỉ lệ hấp thụ tốt nhất với 49,8% và căn hộ cao cấp có tỉ lệ hấp thụ thấp, chỉ đạt 9,2%.

Tương tự, tại TP. HCM, trong quý III/2021, thành phố chỉ có 3 dự án với 2.002 sản phẩm được Sở Xây Dựng TP. HCM cấp phép đủ điều kiện tham gia thị trường. So với cùng kỳ năm 2019 lượng cung này chỉ bằng 80,2%.

6 yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2021

Tổng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường TP. HCM đạt 4.028 sản phẩm gồm 3.844 căn hộ và 184 thấp tầng. Giao dịch trên thị trường đạt 963 sản phẩm, gồm 853 căn hộ và 110 thấp tầng. Tỉ lệ hấp thụ trung bình đạt 23,9%.

Căn hộ trung cấp là dòng sản phẩm có tỉ lệ hấp thụ tốt nhất với 72,7%, căn hộ cao cấp có tỉ lệ hấp thụ thấp nhất, chỉ đạt 10%.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ hấp thụ trên thị trường bất động sản thấp được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam lý giải là do mức giá còn quá cao và dịch bệnh kéo dài. Sau biến động sốt đất mạnh và dịch bệnh Covid-19, thị trường bất động sản suy yếu và ít giao dịch.

Các dự án thuộc phân khúc cao cấp đã có động thái giảm giá thông qua các chương trình khuyến mãi, tặng quà. Ở thị trường thứ cấp, có hiện tượng giảm giá bán đến mức lỗ để thu hồi vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Dự báo thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2021, Hội Môi giới cho rằng, nhiều khả năng, thị trường sẽ tiếp tục khó khăn trong quý III. Sang quý IV, trong trường hợp Việt Nam ngăn chặn thành công đợt dịch thứ 4, lực cầu của thị trường sẽ tăng trở lại.

Nếu kịch bản này xảy ra, tổng giao dịch trên toàn thị trường có thể đạt tương đương 70 – 80% so với năm 2020. Phân khúc căn hộ trung cấp tại Hà Nội và TP. HCM nếu có hàng ra thị trường sẽ được hấp thụ mạnh, đạt tỷ lệ trên 75%.

Phân khúc cao cấp sẽ vẫn hấp thụ ở mức thấp. Trong khi đó, phân khúc đất nền sẽ vẫn là sản phẩm được săn tìm của các nhà đầu tư. Những dự án có pháp lý tốt, chất lượng tốt, giá phù hợp sẽ được hấp thụ tốt.

6 yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2021

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2021.

Thứ nhất là sự bùng phát của dịch bệnh. Ngay từ đầu quý II/2021, Việt Nam đã đối diện đợt dịch Covid lần thứ 4. Đợt dịch nguy hiểm nhất từ trước tới nay, lây lan trên diện rộng và kéo dài nhiều tháng đã gây ảnh hưởng rất lớn cho cả nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Trong từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản nhiều khả năng sẽ vẫn chịu những tác động tiêu cực của đại dịch, cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Thế khó của thị trường bất động sản trước làn sóng Covid thứ 4

Thứ hai, do ảnh hưởng của Covid-19, thu nhập người dân bị suy giảm. Theo nguyên lý kinh tế vĩ mô, nhu cầu đối với bất động sản sẽ giảm đi, giá bán cũng bị áp lực giảm. Nhưng trên thực tế thị trường lại cho thấy những dấu hiệu ngược lại, cầu thực giảm, số lượng giao dịch giảm, nhưng tổng tiền vào thị trường do nhu cầu đầu tư lại đang tăng mạnh.

Nguyên nhân bởi một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực, thị trường khác như chứng khoán, ngoại hối và các ngành kinh tế suy yếu khác đang đổ mạnh vào thị trường bất động sản tìm cơ hội đầu tư.

Nguồn tiền thực tế vào thị trường rất lớn, trong khi nguồn hàng lại khan hiếm là nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng mạnh, tạo các cơn sốt đất trong tháng 2, tháng 3/2021 vừa qua. Cũng chính hiện tượng cầu lớn, hàng khan, giá tăng mạnh này đã tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia phát triển thị trường không tuân thủ quy định pháp luật. Xẻ thịt, chia lô đất, rừng đồi, ruộng để bán làm náo loạn trật tự ở nhiều địa phương trên cả nước.

Thứ ba, lực cầu đầu tư gia tăng từ các nhà đầu tư F0. Dòng tiền ngoài thị trường bất động sản đang chảy vào thị trường gồm: Thu lợi từ thị trường chứng khoán; kiều hối tại nhiều khu vực trên thế giới, do covid nên không có hiệu quả đầu tư, đã cam kết về Việt Nam để đầu tư bất động sản. Nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam bị thu hẹp hoạt động vì Covid nên chuyển vốn vào thị trường bất động sản để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Tiền gửi ngân hàng bị điều chỉnh lãi suất giảm nên rút ra chốt lại chuyển từ chứng khoán vào thị trường bất động sản.

Điều này dẫn đến tổng lượng tiền sẵn sàng thanh toán mua bất động sản tăng, làm tổng cầu bất động sản tăng. Tuy nhiên, bản chất của các nhà đầu tư này lại là đầu tư ngắn hạn, chỉ cung muốn sinh lợi cao và nhanh (hết Covid họ sẽ quay về thị trường cũ).

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư này cũng thiếu kinh nghiệm nên hay tham gia đầu tư theo đám đông và dễ bị dụ dỗ, mắc bẫy. Do vậy, sự phát triển của thị trường là không bền vững, gây hậu quả đẩy giá bất động sản lên cao, không có lợi cho người tiêu dùng thực sự.

Thứ tư, nguồn cung trên thị trường khan hiếm. Theo Hội Môi giới, kể từ 2019, nguồn cung ra thị trường đã bắt đầu hạn chế. Cho đến nay, tình trạng này cũng không mấy được cải thiện. Theo nguyên lý, khi cầu tăng, hàng hóa thiếu hụt. Cung sẽ gặp cầu ở mức giá cao hơn.

Song, trên thực tế, tại thời điểm sốt đất, nhiều dự án đã đưa ra mức giá còn cao hơn giá thị trường. Điều này đã tạo ra một điểm giá nằm ở khu vực không thể gặp bất kì một loại cầu nào, mọi đường cầu đều nằm dưới điểm đó. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao tổng cầu trên thị trường cao, mà tỷ lệ hấp thụ lại đang ở ngưỡng rất thấp.

Thứ năm, nguồn cung thị trường thứ cấp dồi dào, nhiều nhà đầu tư ồ ạt tung hàng ra bán, chấp nhận giảm giá, thậm chí lỗ sâu để thu hồi vốn nhưng tỷ lệ tiêu thụ chậm.

Thứ sáu, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, giá bất động sản tăng theo phân tích ở trên là do bị đẩy giá. Nhưng thực tế hiện nay giá bất động sản tương lai (vì những bất động sản đang bán trên thị trường chưa bị ảnh hưởng bởi các vấn đề này) cũng đang đối mặt với áp lực phải tăng giá, bởi một số yếu tố như giá đất trên thị trường sau cơn sốt vẫn còn ở mức cao nên đền bù giải phóng mặt bằng sẽ cao.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, khung giá đất ở rất nhiều địa phương đã bị điều chỉnh tăng lên 15%, vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều đã tăng khoảng 50% (nhóm chi phí này chiếm tỷ trọng trên 50% giá thành đầu vào bất động sản).

Ngoài ra, việc thủ tục phê duyệt dự án kéo rất dài, do vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến tăng chi phí và chi phí cơ hội là rất cao. Từ đó, làm tăng giá bất động sản.

Đưa ra giải pháp khuyến nghị giúp thị trường phát triển bền vững, hiệp hội này cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình sửa đổi quy định pháp luật để cải thiện nguồn cung cho thị trường, kiểm soát lạm phát, tăng giá mạnh các yếu tố đầu vào của bất động sản.

Đồng thời, Chính phủ cần sớm kiểm soát được dịch bệnh và kích thích phát triển kinh tế ở các lĩnh vực khác, ngoài ngành bất động sản nhằm điều chỉnh các dòng vốn F0 về đúng mục tiêu.

Xu hướng đầu tư bất động sản sau đại dịch

Xu hướng đầu tư bất động sản sau đại dịch

Bất động sản -  3 năm
Trong thị trường bất động sản hậu suy thoái do dịch bệnh, các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tập trung chủ yếu vào sản phẩm bất động sản cốt lõi như toà nhà văn phòng khu vực trung tâm hay nhà ở. Đây là những phân khúc tạo ra thu nhập ổn định và ít rủi ro trong thời điểm bất ổn.
Xu hướng đầu tư bất động sản sau đại dịch

Xu hướng đầu tư bất động sản sau đại dịch

Bất động sản -  3 năm
Trong thị trường bất động sản hậu suy thoái do dịch bệnh, các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tập trung chủ yếu vào sản phẩm bất động sản cốt lõi như toà nhà văn phòng khu vực trung tâm hay nhà ở. Đây là những phân khúc tạo ra thu nhập ổn định và ít rủi ro trong thời điểm bất ổn.
Tâm điểm đầu tư bất động sản 6 tháng cuối năm

Tâm điểm đầu tư bất động sản 6 tháng cuối năm

Bất động sản -  3 năm

Thay vì lướt sóng đất nền, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn do dịch bệnh, nhà đầu tư sẽ hướng tới những sản phẩm phục vụ nhu cầu thực của người dân.

TP.HCM giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 9/7

TP.HCM giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 9/7

Tiêu điểm -  3 năm

Chính quyền TP. HCM quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19.

Kinh tế TP.HCM 6 tháng vẫn tăng trưởng 5,46% dù Covid-19

Kinh tế TP.HCM 6 tháng vẫn tăng trưởng 5,46% dù Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 của TP.HCM cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước (1,02%).

Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Tiêu điểm -  3 năm

Hàng loạt mặt hàng tăng giá gồm xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, gas vật liệu bảo dưỡng nhà ở... khiến chi phí sinh hoạt của người dân cao hơn trong tháng 6.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  3 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  3 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  3 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  4 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  6 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.