Tiêu điểm
8 'ông lớn' đa quốc gia công bố kế hoạch chọn nhà cung cấp Việt Nam
Tám tập đoàn đa quốc gia gồm Bosch, Canon, Datalogic, Denso, Ford, General Electric, Panasonic và Toyota sẽ có chương trình hỗ trợ, đào tạo 45 doanh nghiệp Việt Nam để có cơ hội trở thành nhà cung cấp cho họ.

Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) - thành viên của nhóm Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Cục Công nghiệp Việt Nam (Bộ Công thương) vừa khởi động chương trình mới giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia (MNE), đồng thời cho phép các nhà cung cấp hiện tại mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao giá trị gia tăng.
Chương trình này sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2 năm nhằm giúp đỡ các nhà cung cấp trong nước đáp ứng được yêu cầu của các MNE về chất lượng, giá thành, và giao hàng, cũng như các yêu cầu khác thông qua chuỗi giá trị trong các ngành mục tiêu. Sau đó, các doanh nghiệp này sẽ được kết nối với các MNE để tìm kiếm cơ hội cung ứng trong tương lai.
Đặc biệt, chương trình sẽ phối hợp với 8 MNE trong các ngành ô tô, điện tử, năng lượng và hàng gia dụng bao gồm: Bosch, Canon, Datalogic, Denso, Ford, General Electric, Panasonic và Toyota. Các MNE được mời tham gia đều thể hiện mối quan tâm của họ về phát triển nguồn cung trong nước và khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
“Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với các nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh với những nhà cung cấp đến từ các quốc gia khác. Chúng tôi hy vọng chương trình này sẽ giúp phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài với các đối tác tiềm năng và cải thiện nguồn cung ứng trong nước”, ông Yamamoto Masahiro, giám đốc kế hoạch chiến lược, Panasonic Việt Nam chia sẻ.
Được biết chương trình này có cách tiếp cận mang tính thị trường, hướng đến nhu cầu của các MNE đang hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn là những doanh nghiệp có tiềm năng tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI và phải trải qua các vòng tuyển chọn mang tính cạnh tranh cao.
Cụ thể, 45 doanh nghiệp trong nước đã được lựa chọn tham gia chương trình theo sự giới thiệu của các MNE tham gia chương trình cũng như các tổ chức, hiệp hội ngành nghề. Trong tuần tới, các doanh nghiệp này sẽ được đánh giá hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh lần 1.
Sáu tháng tiếp theo sẽ được xem là giai đoạn lấy đà cho các doanh nghiệp để tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, gặp gỡ người mua cũng như kết nối kinh doanh.
Vào đầu năm 2019, các doanh nghiệp này sẽ trải qua quá trình đánh giá hoạt động kinh doanh lần thứ hai; đây là cơ sở để chọn ra 25 doanh nghiệp nhận được hỗ trợ dài hạn hơn với các cố vấn riêng tùy thuộc vào đặc thù mỗi doanh nghiệp. Các nhóm cố vấn còn đóng vai trò quan trọng là kết nối các nhà cung ứng trong nước với các doanh nghiệp FDI có nhu cầu.
Để có thể cạnh tranh và nhận hỗ trợ, các doanh nghiệp phải có chiến lược cạnh tranh và hệ thống quản lý rõ ràng; có quy trình giới thiệu và quản lý sản phẩm; quản lý chuỗi cung ứng dựa trên yếu tố công nghệ.
Bà Phạm Liên Anh, cán bộ cấp cao của nhóm Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết, chương trình này mang lại nguồn lợi cho tất cả các bên. Cụ thể, đối với các MNE có tỷ lệ mua ngoài lớn, việc có được các nhà cung cấp có đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu sẽ giúp cắt giảm tổng chi phí.
Trong khi đó, cácdoanh nghiệp trong nước có thể tận dụng được cơ hội kinh doanh với MNE, dịchchuyển chuỗi giá trị và đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu để có thể tiếp cận vớinhững cơ hội lớn hơn. Chính những điều này sẽ góp phần lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Theo ông Hồ Viết Tâm, chủ tịch HĐQT Công ty CP dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC - Mê Linh, Hà Nội), chương trình phát triển nhà cung cấp Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước có cơ hội vươn lên, kết nối và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cung ứng cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, các công ty đa quốc gia đã triển khai nhiều dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, đem lại cơ hội mở rộng nguồn cung ứng trong nước cho các công ty này. Tuy nhiên, một trong các trở ngại là Việt Nam hiện còn thiếu nhà cung cấp đáp ứng được các chuẩn mực toàn cầu cần thiết.
Trong khi đó, thực tế những năm qua cho thấy Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn là "hai nền kinh tế trong một quốc gia"; nghĩa là các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia chưa có sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ mà đang chỉ đi trên hai đường thẳng song song.
Các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) cũng đang có xu hướng tìm đến Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá, tác động lan tỏa và việc tạo ra giá trị gia tăng của các doanh nghiệp FDI còn hạn chế một phần bởi sự kết nối hời hợt và lỏng lẻo với các nhà cung cấp trong nước.
Do đó, ông Hải nhận định việc nâng cao năng lực và thiết lập môi trường hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp đa quốc gia là một trong những bước đi đầu tiên của các doanh nghiệp trong nước trong việc nâng cao chất lượng và khả năng của mình.
Chuyện đôi giày Nike 'made in Vietnam' và sự mờ nhạt của doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu
Việt Nam có 600 nghìn doanh nghiệp nhưng chỉ 0,4% số đó vào được chuỗi giá trị toàn cầu
Sau 3 lần tham dự kết nối với khoảng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, các công ty nước ngoài chỉ tìm được 2 doanh nghiệp trong nước đủ tiêu chuẩn để tham gia vào chuỗi cung ứng của mình.
Chuyện đôi giày Nike 'made in Vietnam' và sự mờ nhạt của doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu
Một đôi giày Nike được sản xuất có giá bán hơn 100 USD, thậm chí 300 USD nhưng phần của người Việt Nam chỉ chưa đến 10 USD.
Hậu M&A chuỗi cafe mua chuỗi phở: Gộp thương hiệu hay để phát triển riêng?
Mua xong mà để đó, không tận dụng chuỗi địa điểm đắt giá của thương hiệu phở là quá lãng phí. Chủ thương hiệu cà phê sẽ phải làm gì?
Làm sao để đưa nông sản Việt vào chuỗi cung ứng lớn?
Mặc dù Việt Nam là quốc gia có nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu, nhưng trong nhiều năm qua, thị trường tiêu thụ luôn là một rào cản lớn với nông sản Việt Nam. Do vậy tìm và mở rộng tiêu thụ nông sản đang là bài toán không chỉ người nông dân, doanh nghiệp mà cả Chính phủ cũng rất quan tâm tìm lời giải.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô
Miền Trung sẽ "rung chuyển" với đêm nhạc hoành tráng nhất lịch sử tại Công viên Biển Đông – thành phố Đà Nẵng vào tối mai 22/3/2025
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?
Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua
Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.