Tiêu điểm
90% cơ sở giáo dục ngoài công lập phá sản nếu dịch Covid-19 kéo dài
Hiện chỉ có khoảng 20% các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực sự có lãi.

Dịch Covid-19 đang khiến các cơ sở giáo dục ngoài công lập đứng trước nguy cơ phải sa thải hàng loạt lao động và đóng cửa, phá sản.
Theo kiến nghị thư của tập thể các cơ sở giáo dục ngoài công lập toàn quốc gửi Thủ tướng Chính phủ khẩn cầu hỗ trợ các cơ sở này vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, hiện chỉ có khoảng 20% các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực sự có lãi, 40% ở mức tồn tại được và có đến 40% vẫn đang phải chịu lỗ.
Nếu dịch bệnh kéo dài tới sáu tháng, 80% số cơ sở giáo dục ngoài công lập được khảo sát bị sụt giảm doanh số trên 50%. 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu chi.
Nguyên nhân được các cơ sở này đưa ra là do mức chi quá lớn trong khi không có nguồn thu để duy trì hoạt động. Trung bình chi phí đầu tư một cơ sở ngoại ngữ tốn từ 2 - 5 tỷ đồng và sử dụng ít nhất là 30 lao động. Nếu chỉ cần 1.000 trung tâm ngoại ngữ đóng cửa thì hàng nghìn tỷ đồng sẽ bị mất trắng và hơn 30.000 lao động, trong đó có các thầy cô giáo, nhân viên, các bảo vệ, lao công sẽ mất việc.
Cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
Khối trường phổ thông tư nhân cũng tương tự. Chi phí đầu tư trung bình cho một trường tư chất lượng vừa phải với mức học phí 5 - 10 triệu/tháng là khoảng 80 - 200 tỷ đồng. Trong đó, đối với các trường mới xây, phần lớn số tiền này là tiền vay ngân hàng.
Trong bối cảnh các cơ sở giáo dục đang dần mất tính thanh khoản do học sinh phải liên tiếp nghỉ học tránh dịch Covid-19. Hàng trăm tỷ đồng doanh thu không có nhưng tiền lương giáo viên, nhân viên, tiền thuê địa điểm, tiền vay ngân hàng vẫn phải chi trả.
Điều này đang đẩy các cơ sở giáo dục ngoài công lập rơi vào áp lực khủng khiếp. Theo ước tính, các trường tư chỉ có thể kéo dài thời gian xoay sở không quá ba tháng (theo thời gian đóng tiền học trung bình của học sinh).
Trước những khó khăn và diễn biến bất lợi như hiện nay, các cơ sở giáo dục ngoài công lập đề nghị các cơ quan Đảng và Nhà nước xem xét và thông qua một gói các phương án hỗ trợ thiết thực.
Theo đó, trong điều kiện dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, các cơ sở này mong muốn được nhanh chóng hoạt động trở lại để phục vụ học sinh. Đồng thời miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có việc giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và mặt bằng cơ sở giáo dục, bảo hiểm xã hội.
Các cơ sở này cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất cơ bản. Các ngân hàng thương mại cần khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, mở rộng hạn mức cho vay, cơ cấu lại các khoản vay đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập giúp các cơ sở này vượt qua khó khăn.
Quảng Ninh gỡ khó cho nông sản mùa dịch Covid-19
Cuộc cách mạng trong giáo dục trẻ em giữa tâm dịch Covid-19
Trong thời buổi công nghệ 4.0 đang tràn ngập từ mỗi mái nhà đến từng công xưởng thì ngành giáo dục dường như bị bỏ lại phía sau.
FPT tăng đầu tư vào giáo dục
Bên cạnh công nghệ, FPT cho thấy tham vọng đầu tư mạnh vào giáo dục khi tăng vốn cho Công ty TNHH Giáo dục FPT lên 1.000 tỷ đồng.
Startup giáo dục Teky chờ cơ hội để tỏa sáng
Lĩnh vực giáo dục đang trở thành "điểm nóng" của hoạt động đầu tư khởi nghiệp khi được nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước rất quan tâm.
Topica đầu tư 3,5 triệu USD vào startup giáo dục Kidtopi
Kidtopi là nền tảng online giúp cho trẻ em học tập Tiếng Anh 1-1 chất lượng cao với giáo viên tiểu học hàng đầu tại Mỹ, Canada; có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh; được đào tạo bài bản về phương pháp sư phạm và có kinh nghiệm giảng dạy trên 5 năm.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.