Quảng Ninh gỡ khó cho nông sản mùa dịch Covid-19

Quỳnh Chi Thứ năm, 05/03/2020 - 10:36

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, phía Trung Quốc ngừng nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa từ Việt Nam, đồng thời, tiêu thụ sản lượng nông, lâm, thủy sản trong nước đến thời điểm thu hoạch cũng giảm mạnh. Hiện nhiều loại nông sản ở Quảng Ninh đang tồn đọng với số lượng lớn.

Nhiều loại nông, lâm, thuỷ sản của Quảng Ninh đang tồn đọng với số lượng lớn

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 38.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, trong đó có 1.539 cơ sở thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên phía Trung Quốc ngừng nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa từ Việt Nam. Đồng thời, sản lượng tiêu thụ nội địa của lĩnh vực du lịch giảm mạnh dẫn đến việc tiêu thụ sản lượng nông, lâm, thủy sản đến thời điểm thu hoạch gặp nhiều khó khăn.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, nhiều loại nông sản đang tồn đọng với số lượng lớn. Trong đó có gần 3.000 tấn ngao hai cùi, 4.500 tấn hàu Thái Bình Dương; 18.000 quả trứng gà/ngày tập trung chủ yếu tại ba huyện Vân Đồn, Hải Hà và Quảng Yên.

Ngoài ra, trong thời gian tới, một số sản phẩm sẽ vào vụ thu hoạch chính như chè khô tồn đọng khoảng 700 tấn, tôm khoảng 400 tấn, hàu cửa sông 3.000 tấn và các loại thủy sản khai thác khoảng 2.500 tấn.

Trong khi đó, việc tiêu thụ hiện nay chủ yếu còn nhỏ lẻ, tại các chợ lớn và siêu thị trên địa bàn tỉnh. Một số đơn vị ngành than đã đưa ngao, hàu… vào bếp ăn tập thể nhưng sản lượng còn thấp, chỉ khoảng 10 tấn.

Trước tình hình này, nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản đã được các đơn vị, sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh đưa ra. Đặc biệt, chú trọng đến các loại nông sản đang tồn đọng với số lượng lớn như ngao hai cùi, hàu Thái Bình Dương, trứng gà, sứa… 

Cụ thể, hoàn thiện thủ tục bổ sung danh mục hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, tiếp tục kết nối đưa các nông sản vào hệ thống siêu thị Big C, Vinmart…; chủ động tìm kiếm các thị trường mới, tận dụng tốt thời cơ các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), để đẩy mạnh tiêu thụ. 

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các đơn vị ngành than thực hiện tiêu thụ nông sản, nhất là với sản phẩm có nguy cơ tồn đọng do dịch Covid-19. Ngoài ra, để tiêu thụ nông sản lâu dài, cần chuyển hướng sang chế biến, sơ chế, bảo quản đông lạnh để đảm bảo chất lượng cũng như kéo dài thời gian sử dụng.

Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, để giải quyết khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản, cần kết hợp nhiều hình thức, giải pháp và gắn với từng sản phẩm cụ thể. Đối với sản phẩm trứng gà, hàu và ngao hai cùi, cần tích cực đưa vào tiêu thụ tại các bếp ăn tập thể của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Đối với sứa, ông Hậu cho biết tỉnh Quảng Ninh sẽ có văn bản chỉ đạo huyện Cô Tô khuyến cáo người dân hạn chế khai thác. Đồng thời, yêu cầu ngành công thương tiếp tục liên hệ với các cơ sở chế biến sứa trong và ngoài tỉnh để hợp tác tiêu thụ lượng hàng tồn đọng.

Các đơn vị tiêu thụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ nông sản dài hạn để làm cơ sở chủ động cung cấp về số lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở Công thương tích cực tìm kiếm thị trường, kêu gọi các đối tác trong và ngoài tỉnh tiêu thụ nông sản, tập trung đưa vào các siêu thị lớn. Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất với tỉnh cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các đơn vị cấp đông, sơ chế, chế biến các mặt hàng thủy sản. 

Ông Hậu cũng nhấn mạnh vai trò của việc truyền thông để kêu gọi người dân Quảng Ninh chung tay, cùng chia sẻ khó khăn cho các hộ sản xuất, nuôi trồng các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn dịch bệnh thông qua việc ưu tiên lựa chọn, tiêu thụ nông sản của tỉnh. Điều này không chỉ giúp các hộ nông dân vượt qua giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh mà còn góp phần đảm bảo môi trường, nhất là ở các khu vực nuôi trồng thủy sản.

'Chính phủ cần bơm tiền ra thật nhiều để giúp kinh tế phục hồi'

'Chính phủ cần bơm tiền ra thật nhiều để giúp kinh tế phục hồi'

Leader talk -  4 năm
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, hành động cơ bản của Chính phủ trong đại dịch Covid-19 là tập trung vào tài khoá, rải tiền ra cho xã hội. Sử dụng các công cụ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực sự.
'Chính phủ cần bơm tiền ra thật nhiều để giúp kinh tế phục hồi'

'Chính phủ cần bơm tiền ra thật nhiều để giúp kinh tế phục hồi'

Leader talk -  4 năm
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, hành động cơ bản của Chính phủ trong đại dịch Covid-19 là tập trung vào tài khoá, rải tiền ra cho xã hội. Sử dụng các công cụ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực sự.
Cơ giới hóa và chế biến nông sản Việt cần 'cú đấm thép' về chính sách

Cơ giới hóa và chế biến nông sản Việt cần 'cú đấm thép' về chính sách

Tiêu điểm -  4 năm

Thủ tướng cho rằng Chính phủ cần tập trung vào chính sách nào được coi là ‘cú đấm thép’ để tháo gỡ vướng mắc, phát triển nông nghiệp cơ giới hóa và chế biến nông sản tốt hơn nữa.

Bộ Công thương khuyến nghị 6 cách cứu nông sản xuất khẩu thời dịch Corona

Bộ Công thương khuyến nghị 6 cách cứu nông sản xuất khẩu thời dịch Corona

Tiêu điểm -  4 năm

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong thời kỳ dịch Corona bùng phát, đặc biệt là mặt hàng nông sản với thời gian bảo quản rất ngắn.

Thanh long, dưa hấu thành ‘gót chân Asin’ của xuất khẩu nông sản trong đại dịch Corona

Thanh long, dưa hấu thành ‘gót chân Asin’ của xuất khẩu nông sản trong đại dịch Corona

Tiêu điểm -  4 năm

Nông sản, đặc biệt thanh long và dưa hấu, sẽ là ngành chịu thiệt hại nặng nhất do sự bùng phát của dịch Corona và thậm chí mức ảnh hưởng kéo dài 6 – 8 tháng, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

Nữ tướng Lương Gia và khát vọng nâng tầm nông sản Việt

Nữ tướng Lương Gia và khát vọng nâng tầm nông sản Việt

Tiêu điểm -  5 năm

Gần 20 năm bám trụ trên thương trường, trải qua nhiều lĩnh vực kinh doanh, điều nữ doanh nhân Lương Thanh Thúy trăn trở nhất là làm thế nào để góp phần nâng tầm nông sản Việt.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  1 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  23 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.