Đầu tư
Cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
Ông Troy Griffths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho rằng lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam chưa đáp ứng đủ cả về chất và lượng, mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Quá trình đô thị hóa với tốc độ cao trong những năm gần đây ở Việt Nam tạo ra trung bình khoảng 1 triệu lao động có nhu cầu chuyển từ ngành nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp.
Do đó, phát triển giáo dục quốc gia vì vậy trở thành ưu tiên hàng đầu để nâng cao kỹ năng lực lượng lao động và tăng năng suất làm việc.
Với quy mô dân số gần 100 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển mảng giáo dục; tuy vậy cần hướng đến trọng tâm là cải thiện chất lượng.
Trong khi nền giáo dục nước nhà còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, nhiều gia đình khá giả đã chọn giải pháp cho con đi du học. Theo số liệu của UNESCO, số lượng du học sinh Việt Nam đã tăng trung bình 12%/năm từ 50 ngàn học sinh năm 2012 lên đến xấp xỉ 80 ngàn học sinh năm 2016.
Những con số này cho thấy ngành giáo dục tại Việt Nam cần có những phương án thay thế và càng nhấn mạnh hơn nữa tiềm năng đầu tư trong lĩnh vực này.
Theo ông Troy Griffths, Phó giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, các phụ huynh Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng vào con trẻ và học sinh luôn khát khao có được giáo dục đào tạo cao hơn mức trung bình trên toàn cầu.
Tại TP. HCM, các trường học quốc tế hiện nay không chỉ giảng dạy cho con cái của các gia đình người nước ngoài tại Việt Nam mà cả các gia đình người Việt mong muốn con mình theo học tại các cơ sở quốc tế.
TP.HCM là một trong 27 thành phố trên thế giới có trên 50 trường quốc tế, mỗi năm các trường ở đây đều nhận được rất nhiều hồ sơ của học sinh Việt Nam. Tuy vậy do quy định của nhà nước, số lượng học sinh trong nước theo học tại các trường này hiện đang bị giới hạn.
Tuy nhiên gần đây, Nghị định 86 đã nâng hạn mức số lượng học sinh Việt Nam tại các trường học có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định này cho phép tối đa 50% học sinh Việt tại các trường quốc tế, thay đổi đáng kể so với giới hạn trước đó là 10% đối với trường tiểu học và 20% đối với trường THCS và THPT.
Sửa đổi trong Nghị định 86 đem đến một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc xây dựng trường học quốc tế tại Việt Nam. Giới hạn này đã từng là một cản trở lớn cho nguồn vốn nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là tại các tỉnh thành ngoài Hà Nội và TP.HCM, nơi số lượng người nước ngoài không lớn nhưng có nhiều gia đình Việt khá giả muốn đầu tư vào việc học tập của con cái.
Bêm cạnh đó, ông Troy Griffths cũng cho rằng, các trung tâm dạy tiếng Anh đã phát triển đáng kể trong những năm qua. TP.HCM và Hà Nội hiện có khoảng 450 trung tâm tiếng Anh; trong đó ILA đang dẫn đầu thị trường. Hệ thống này mới nhận đầu tư từ EQT để tiếp tục mở rộng tại Việt Nam,
Gần đây, một làn sóng đầu tư lớn vào các trường quốc tế cho thấy tiềm năng phát triển của giáo dục quốc tế tại Việt Nam. IFC đầu tư vào chuỗi trung tâm tiếng Anh Hội Việt – Mỹ (Vietnam-USA Society - VUS); Mekong Capital đầu tư và trung tâm tiếng Anh YOLA; và IAE đầu tư và Đại học Western University.
Trước đó, Cognita, một quỹ giáo dục, đã mua Trường Quốc tế TP.HCM (International School of HCMC - ISHCMC) và Trường Tiểu học Saigon Pearl. Quỹ North Anglia đã mua Trường Quốc tế Anh Quốc (British International School), và TPG, một quỹ đầu tư Mỹ, đã sát nhập Trường Việt – Úc (Vietnam-Australia School - VAS).
Các trường đại học và cao đẳng công ở Việt Nam chỉ có thể nhận 600.000 trong số 1,8 triệu hồ sơ trong kỳ xét tuyển đại học quốc gia hàng năm, cho thấy nhu cầu giáo dục cấp sau trung học phổ thông đang rất lớn.
Mặt khác, các sinh viên ra trường đã và đang gặp khó khăn trong việc tìm việc làm đúng ngành học của mình bởi còn thiếu kỹ năng thực hành thiết yếu. Dù ngày càng có nhiều hợp tác với các trường Đại học quốc tế, số lượng học sinh Việt đi du học vẫn tiếp tục tăng mạnh, trong số đó nhiều sinh viên quyết định học đại học tại các nước như Mỹ, Úc, Nhật, Pháp.
Có thể thấy, môi trường giáo dục tại Việt Nam đang cần có thêm các trường đại học chất lượng, với bằng cấp được chứng nhận quốc tế và học phí cạnh tranh, hứa hẹn cơ hội đầu tư lớn, vị lãnh đạo này nhận định.
Bên cạnh những cơ hội, Phó giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cũng cho rằng, đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam còn tồn tại một số thách thức, bao gồm một số hạn chế về các chương trình và một số những quy định về thủ tục.
Theo đó, giáo dục được ghi nhận là một trong những ngành vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần xử lý như hối lộ nhập học, nâng điểm thi và kết quả học tại tất cả các cấp, sao chép, đạo văn, gian lận thi cử, giả mạo bằng cấp và khai khống ngân sách giáo dục để trục lợi cá nhân.
Mặt khác, những quy định khắt khe của chính phủ Việt Nam cũng có thể là một thách thức cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Thuế suất cao, vốn đầu tư tối thiểu cho từng loại tổ chức và hợp tác giáo dục, yêu cầu về nhân lực và quy trình cấp phép phức tạp chính là những rào cản ban đầu cho bất kỳ nhà đầu tư nào.
Nghị định 86 mới được ban hành cho phép 5 loại tổ chức giáo dục: tổ chức đào tạo ngắn hạn, trường mẫu giáo mầm non, tổ chức giáo dục bậc phổ thông (tiểu học, THCS, THPT và liên cấp, tổ chức giáo dục bậc cao và các chi nhánh của các tổ chức giáo dục cấp cao quốc tế.
Tuy nhiên, ông Troy Griffths cho rằng, với 41% dân số thuộc “thế hệ vàng” (dưới 24 tuổi), số lượng người giàu và gia đình trung lưu ngày một tăng mạnh, người Việt Nam sẽ sớm có khả năng chi trả nhiều hơn cho việc học tập của con cái theo một tiêu chuẩn giáo dục cao hơn. Dự kiến nguồn cầu cho giáo dục bậc cao tại Việt Nam sẽ duy trì ở mức cao; câu hỏi đặt ra là "nguồn cung sẽ đáp ứng theo mô hình và quy mô nào"?
World Bank: Giáo dục Việt Nam phát triển ấn tượng nhất Đông Á - Thái Bình Dương
Đóng góp cho giáo dục, y tế của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội hay từ thiện?
Các quĩ phát triển giáo dục và xã hội lớn nhất trên thế giới hiện nay như Ford foundation, Toyota, Samsung… đều là của các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển việc các doanh nghiệp đóng góp cho giáo dục, y tế không phải là hành động từ thiện mà là một nghĩa vụ bắt buộc và là giá trị đạo đức của doanh nghiệp đối với xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bật mí về đổi mới giáo dục thời Cách mạng 4.0
Sách giáo khoa mới cho trẻ từ lớp 1 được ban hành trong năm tới sẽ hướng đến tinh thần khuyến khích tư duy sáng tạo; đồng thời dạy cho trẻ biết tôn trọng văn hoá truyền thống nhưng cũng bỏ đi tư duy vâng lời và dám hỏi lại giáo viên.
Mục tiêu của giáo dục và Hội chứng 4.0
Bối cảnh thời đại công nghệ và hội nhập hiện nay, mọi thứ sẽ tự nó thay đổi rất nhanh, trong giáo dục cơ bản không nên xây dựng nội dung mang tính giai đoạn hay phong trào mà phải có tính bao quát và lâu dài.
'Lỗi hệ thống' trong giáo dục nhìn từ vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La
Những tiêu cực trong giáo dục qua vụ việc gian lận thi cử đã đánh ngay vào tầng sâu nhất của nền tảng con người, đó là nhân phẩm, đạo đức, lòng tin, làm đảo lộn hệ giá trị của xã hội.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.