Với iPrice, đây là lần gọi vốn thành công thứ hai mà nền tảng tổng hợp thông tin thương mại điện tử hàng đầu khu vực nhận được trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, nhằm hướng đến vòng gọi vốn series C.
Chỉ trong vòng 3 năm có mặt tại Việt Nam, ứng dụng BAEMIN đã góp mặt trong top 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022.
Đội ngũ vận hành ứng dụng Vietnammm trước đây cũng sẽ đảm nhiệm những vai trò mới tại Baemin Việt Nam.
Đơn vị thâu tóm Vietnammm chính là startup "Kỳ lân" của Hàn Quốc - Woowa Brothers. Startup này sở hữu ứng dụng giao đồ ăn có tên Baedal Minjok, phục vụ hơn 8 triệu khách hàng mỗi tháng, hiện được định giá tới 2,6 tỷ USD.
Việt Nam là thị trường đầu tiên để Kakao Mobility thử nghiệm khả năng vận hành ở nước ngoài. Ở Hàn Quốc, các dịch vụ gọi xe như Kakao Mobility làm dấy lên nhiều tranh cãi. Có quan điểm cho rằng các dịch vụ như của Kakao Mobility nên bị cấm.
Động thái Bắc tiến được cho là thể hiện tham vọng chinh phục thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng của Baemin.
Châu Á được xem là một thị trường giao đồ ăn đang "nóng" khi tầng lớp trung lưu trong khu vực càng mở rộng và có thể đóng góp thêm hàng trăm triệu khách hàng mới mỗi năm cho các công ty giao đồ ăn.
Thương vụ Woowa Brothers thâu tóm Vietnammm được cho là đã hoàn tất, khi vào ngày 14/05 vừa qua, fanpage của Vietnammm đã đổi tên thành BAEMIN Vietnam.
Khách hàng nữ chiếm 70% trên tổng số lượng người dùng ứng dụng Baemin, nên nữ giới chính là khách hàng mục tiêu, là phân khúc chiến lược trong mọi kế hoạch, và cũng là niềm cảm hứng cho Baemin tại Việt Nam.
Tân CEO Baemin Việt Nam - ông Jinwoo Song sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho các hoạt động của Baemin, gồm giao thức ăn, Baemin đi chợ, Bếp nhà Baemin (Baemin Kitchen) và Baemin Studio.