Doanh nghiệp
Agribank, Mobifone, VNPT và 90 doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa trước năm 2021
Theo quyết định mới được ban hành, các tập đoàn, tổng công ty trong danh sách như Mobifone, VNPT, Vicem, SJC, Agribank, TKV...chỉ còn chưa 18 tháng để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Trong danh sách này, có 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty mẹ; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản.
Có 62 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Nhóm này gồm một số doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UDIC)...
Có 27 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không giữ cổ phần như Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...
Quyết định nêu rõ Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện cổ phần hóa (hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp) đúng kế hoạch; xây dựng lộ trình tiếp tục bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đảm bảo phù hợp với tiêu chí quy định.
Đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp Nhà nước cần nắm giữ từ 36% đến 50% vốn điều lệ khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần.
Định kỳ hàng quý và trước ngày 30/9/2020 báo cáo kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành cổ phần hóa theo đúng tiến độ quy định.
Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm lại trong thời gian gần đây. Trong 6 tháng đầu năm 2019 cả nước chỉ bán cổ phần lần đầu tại 6 doanh nghiệp thu về 562,7 tỷ đồng và thoái vốn tại 30 doanh nghiệp, thu về 4.589 tỷ đồng.
Tiến độ cổ phần hóa chậm so với kế hoạch có nguyên nhân từ sự thiếu chủ động, quyết liệt của một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn này có quy mô lớn, phức tạp về tài chính, đất đai, phạm vị hoạt động rộng nên việc phê duyệt phương án sử dụng đất, xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.
Đồng thời, các quy định về cổ phần hóa, thoái vốn mới được ban hành theo hướng ngày càng chặt chẽ, công khai, minh bạch đảm bảo tối đa lợi ích nhà nước, quy trình thực hiện dài hơn đòi hỏi thời gian thực hiện lâu hơn.
Việc rà soát, lập hồ sơ pháp lý, cho ý kiến, phê duyệt phương án sử dụng đất mất nhiều thời gian so với quy định.
Tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tháng trước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu 6 tháng cuối năm 2019 các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để ban hành đầy đủ, đúng tiến độ các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và tiếp tục rà soát toàn diện các văn bản pháp luật liên quan để ban hành hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc khó khăn theo thẩm quyền, bảo đảm rõ ràng, minh bạch, khả thi trong triển khai thực hiện; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Tập đoàn TH bàn về vai trò nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới
Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An đã cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới.
Kỳ vọng hàng tỷ USD từ KKR đầu tư vào Việt Nam
Quỹ KKR đã rót hơn 2 tỷ USD vào Việt Nam thông qua các khoản đầu tư vào các tập đoàn ở nhiều lĩnh vực quan trọng như tiêu dùng, y tế, bất động sản.
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Dù vẫn còn hạn chế nhưng với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và sự điều tiết hiệu quả từ Nhà nước, thị trường bất động sảnh hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025.
24 công ty Hàn Quốc tham gia phát triển đô thị mới Bắc Ninh
Dự án Thành phố mới Đông Nam ở Bắc Ninh được phát triển theo mô hình K-City của Hàn Quốc.
Dự án căn hộ sở hữu 3 hầm đỗ xe thông minh hiếm có ở Hà Nội
Hà Nội “khát” điểm đỗ xe, cư dân nhiều khu vực phải gửi xe vào các bãi đỗ tạm bợ, thậm chí tràn vỉa hè. Chính vì thế, những dự án có hạ tầng nội khu tốt, đặc biệt cung cấp hầm đỗ xe thông minh quy mô như Hanoi Melody Residences cực kỳ nổi bật trên bản đồ các dự án mới.
Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội
Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là “toạ độ vàng”.
VinFast hợp tác với 7 hãng bảo hiểm
VinFast cùng PVI, Bảo Việt, BIC, VBI, PTI, BSH và VNI đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm rút ngắn tối đa thời gian phê duyệt phương án bảo hiểm cho khách hàng.