Trung Quốc vật lộn với sự bùng nổ của nền kinh tế chia sẻ
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực để kiểm soát trật tự hơn 16 triệu chiếc xe đạp chia sẻ tại khắp nơi trên đất nước.
Sự mở rộng của Trung Quốc với tư cách là cường quốc kinh tế trong ba thập kỷ qua lại không đồng bộ với sự phát triển của nó trong các thị trường tài chính toàn cầu. Thế nhưng mọi thứ đang bắt đầu thay đổi và các nhà đầu tư khắp thế giới sẽ cảm thấy sự khác biệt.
Trung Quốc hiện chiếm hơn 1/7 kinh tế toàn cầu nhưng dấu ấn của nó trong các danh mục đầu tư quốc tế rất nhỏ.
Thế nhưng thị trường cách ly này đang dần trở lên mở cửa hơn khi Chủ tịch Tập Cận Bình nới lỏng các quy tắc về sự tham gia của nước ngoài vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Khả năng ảnh hưởng của Trung Quốc đến thị trường tài chính toàn cầu đã tăng dần nhưng mãi đến năm 2015, đồng Nhân dân tệ bị mất giá bất ngờ đã buộc nhiều nhà đầu tư phải thay đổi sự quan tâm nhiều hơn tới sức ảnh hưởng từ thị trường này.
Ngày 11/08/2015, đồng Nhân dân tệ mất giá đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ khi Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cho xuất khẩu của Trung Quốc cạnh tranh hơn.
Giữa năm 2015, sự sụp đổ của chứng khoán Trung Quốc cũng có những tác động lan tỏa trên toàn cầu, làm rung chuyển các tài sản có giá trị trong nhiều tuần.
Sức mạnh và ảnh hưởng toàn cầu
Bước sang năm 2017, sức mạnh của Trung Quốc ngày càng mở rộng với thị phần lớn trong thương mại toàn cầu và đồng Nhân dân tệ đã được quản lý để trở thành điểm neo cho các loại tiền tệ khác khắp châu Á.
Việc vừa là nước xuất khẩu và là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới đồng nghĩa với việc những chỉnh sửa chính sách tại Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến giá cả của mọi thứ, từ thịt bò cho đến Bitcoin. Giao dịch trên thị trường hàng hóa của Trung Quốc ngày càng có sức ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới nước này.
Theo "bước chân" Trung Quốc
Từ lâu Trung Quốc đã là công xưởng sản xuất của thế giới nhưng hiện nay, nước này còn đang tìm cách trở thành trung tâm mua sắm lớn nhất toàn cầu. Càng ngày, sự áp đảo của kinh tế Trung Quốc lên nền kinh tế toàn cầu càng trở nên rõ ràng hơn. Những thước đo sức khỏe nền kinh tế thế giới giờ đây cũng dõi theo những biến động từ Trung Quốc.
Và trong kỷ nguyên mà lạm phát trên toàn cầu đang bị mắc kẹt, những động thái về giá của các nhà máy tại Trung Quốc đang trở thành động lực chính cho xu hướng chi tiêu trên thế giới.
Các nhà chức trách Trung Quốc đang đặt mục tiêu "tăng khả năng chuyển đổi" của đồng Nhân dân tệ vào năm 2020 và theo đuổi sự quốc tế hoá đối với đồng tiền này.
Tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ trên thị trường tiền tệ toàn cầu đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2010 khi các trung tâm thương mại mới được mở ra và đồng tiền này cũng ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong giao dịch.
Bắc Kinh cũng đang bắt đầu tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới này thông qua các liên kết thương mại tại Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông.
Tháng 6 vừa qua, quyết định của MSCI Inc. đưa cổ phiếu Trung Quốc vào các tiêu chuẩn toàn cầu của nó được xem là một bước phát triển quan trọng vì điều này sẽ mở ra một thế giới mới cho các nhà đầu tư vào cổ phiếu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây không phải là con đường duy nhất để người nước ngoài có cơ hội sở hữu cổ phiếu của Trung Quốc vì nhiều công ty nước này đã được niêm yết tại nước ngoài, ví như tập đoàn Alibaba.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực để kiểm soát trật tự hơn 16 triệu chiếc xe đạp chia sẻ tại khắp nơi trên đất nước.
Sự bùng nổ của ngành du lịch sẽ giúp cân bằng nền kinh tế, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế dẫn dắt bởi người tiêu dùng.
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.