Tiêu điểm
Áp dụng mức xử phạt hành chính mới trong lĩnh vực du lịch
Hành vi tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ; phân biệt đối xử với khách du lịch sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2019 quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
Nghị định quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo và phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.
Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 tháng đến 6 tháng; tịch thu tang vật vi phạm hành chính như giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả; thẻ hướng dẫn viên du lịch giả; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch giả.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt trên còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả.
Cụ thể, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch; Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp theo quy định.
Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định này quy định mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm. Cụ thể, Nghị định quy định nếu tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ; phân biệt đối xử với khách du lịch; không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng;
Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch;
Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.
Nghịch lý tăng trưởng du lịch Việt Nam
Nghịch lý tăng trưởng du lịch Việt Nam
Việt Nam không có đủ dịch vụ chất lượng cao hơn để khách du lịch móc hầu bao, theo báo cáo khảo sát về du lịch ASEAN của tập đoàn tài chính Maybank King Eng.
Phê duyệt quy hoạch Mẫu Sơn thành trung tâm du lịch Bắc Bộ
Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đặc sắc về văn hóa, tâm linh và du lịch sinh thái của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước.
EuroCham nói về hai nút thắt của du lịch Việt Nam
Thị thực, nhân lực là hai trong nhiều vấn đề mà đồng Chủ tịch Tiểu ban Du lịch - Nhà hàng – Khách sạn của EuroCham, ông Martin Koerner trăn trở về du lịch Việt Nam.
Du lịch Việt chưa thu hút khách nhà giàu
Mức chi tiêu của khách du lịch nước ngoài ở Việt Nam vẫn còn thấp.
Gặp Thủ tướng, chủ tịch các tập đoàn Viettel, PVN, TKV, Becamex kiến nghị gì?
Đối mặt nhiều thách thức, các doanh nghiệp nhà nước kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về thể chế, vốn, hạ tầng và chuyển đổi số.
Ngành nhựa lạc quan trước chính sách thương mại của Hoa Kỳ
Ngành nhựa dù chịu ảnh hưởng mạnh trong ngắn hạn nhưng vẫn nhìn ra được nhiều cơ hội từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
Tập đoàn nhà nước 'lên đời' quản trị nhờ chuyển đổi số
Nhiều doanh nghiệp nhà nước như VNPT, Petrovietnam, EVN… đã bắt đầu gặt hái những 'trái ngọt' đầu tiên nhờ triển khai chuyển đổi số hiệu quả.
Các động lực hụt hơi, mục tiêu tăng trưởng 8% có xa tầm với?
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng trên 8% của Việt Nam rất thách thức do các động lực đối diện nhiều rủi ro.
Lập tổ chuyên trách về pin lưu trữ, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng
Tổ chuyên trách hệ thống pin lưu trữ năng lượng được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu tham vọng về công suất lưu trữ bằng pin.
Gặp Thủ tướng, chủ tịch các tập đoàn Viettel, PVN, TKV, Becamex kiến nghị gì?
Đối mặt nhiều thách thức, các doanh nghiệp nhà nước kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về thể chế, vốn, hạ tầng và chuyển đổi số.
Novaland hợp tác với GreenViet triển khai chiến lược ESG
Novaland xác định việc tích hợp ESG vào chiến lược tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm, nâng năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, đóng góp vào định hướng phát triển quốc gia.
Gimo chuyển mình với bộ nhận diện thương hiệu mới
Gimo định vị mình là mô hình nền tảng phúc lợi toàn diện, hướng đến phục vụ 1 triệu người lao động có thu nhập vừa và thấp trong năm 2026.
Ngành nhựa lạc quan trước chính sách thương mại của Hoa Kỳ
Ngành nhựa dù chịu ảnh hưởng mạnh trong ngắn hạn nhưng vẫn nhìn ra được nhiều cơ hội từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
Tập đoàn nhà nước 'lên đời' quản trị nhờ chuyển đổi số
Nhiều doanh nghiệp nhà nước như VNPT, Petrovietnam, EVN… đã bắt đầu gặt hái những 'trái ngọt' đầu tiên nhờ triển khai chuyển đổi số hiệu quả.
Các động lực hụt hơi, mục tiêu tăng trưởng 8% có xa tầm với?
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng trên 8% của Việt Nam rất thách thức do các động lực đối diện nhiều rủi ro.
Kỳ vọng bất động sản phục hồi, OCB mạnh tay giải ngân
Năm 2024, ngân hàng OCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng gần 20% - mức đầu ngành ngân hàng. Một phần không nhỏ trong số này đã được nhà băng dồn vào lĩnh vực bất động sản.