Thủ tướng: Cần xây dựng niềm tin với thương hiệu Việt

Nhật Hạ Thứ năm, 03/11/2022 - 14:59

Niềm tin đó được hội tụ bởi nhiều nhân tố như chất lượng, giá trị sản phẩm, đạo đức kinh doanh chuẩn mực, hình ảnh người đứng đầu doanh nghiệp tốt, sự đóng góp, tính nhân văn của doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, với đất nước và với các đối tác, bạn bè quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra cách xây dựng và nâng hạng thương hiệu quốc gia, cũng như thương hiệu của các doanh nghiệp Việt.

Theo tổ chức Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 11%, từ 388 tỷ USD năm 2021 lên 431 tỷ USD năm 2022, đồng thời Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (tăng 74% giai đoạn 2019 - 2022).

Cùng với sự phát triển của Thương hiệu quốc gia, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt cũng gia tăng mạnh mẽ. Tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu cả nước có mức tăng trưởng 36%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận: Đây là sự nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với kết quả của Chương trình Thương hiệu quốc gia và các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi của Đảng, Nhà nước.

Theo ông, xây dựng Thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược, có phạm vi rộng, nhiều việc phải làm với tác động, ảnh hưởng lớn và đòi hỏi sự vào cuộc và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, nhân dân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

Đây là nguồn lực của từng doanh nghiệp, nhưng cũng là của quốc gia, nên việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu quốc gia có tầm quan trọng chiến lược đối với doanh nghiệp và đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 vào tối 2/11.

Đây là năm thứ 8 sự kiện này được tổ chức nhằm tôn vinh những thương hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, có uy tín.

Sau gần 20 năm triển khai thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia với mục đích xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hấp dẫn, uy tín và chất lượng cao, số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 172 doanh nghiệp năm 2022.

Thủ tướng: Cần xây dựng niềm tin với thương hiệu Việt
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng cho rằng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam ngày càng được khẳng định vị trí vững chắc ở thị trường trong nước và thị trường toàn cầu qua những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thứ hạng trong nhiều lĩnh vực và sự coi trọng của các đối tác quốc tế. Đây cũng chính là sự khẳng định đầy sức thuyết phục về chất lượng hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.

Đặc biệt, 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022 có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2021 khoảng 1.570 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 129.000 tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập cho gần 600.000 lao động, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Nhìn lại 10 tháng đầu năm 2022, tình hình thế giới biến động phức tạp hơn, có những yếu tố chưa có tiền lệ, vượt dự báo, nhất là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn, dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề, xung đột Nga - Ukraine kéo dài, giá dầu thô, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh, lạm phát ở mức cao, lãi suất tăng và thu hẹp chính sách tiền tệ ở nhiều nước dẫn đến suy giảm tăng trưởng và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu là hiện hữu; nhiều đối tác, thị trường thương mại lớn, truyền thống của ta bị ảnh hưởng nặng nề.

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Trong bối cảnh đầy khó khăn đó, Thủ tướng đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam bằng bản lĩnh, trí tuệ, tư duy sáng tạo, tinh thần trách nhiệm với đất nước, vẫn luôn vững vàng, mạnh mẽ, nỗ lực vượt khó, duy trì, thúc đẩy sản xuất, giữ vững thị trường nội địa và xuất khẩu.

Theo Thủ tướng, “Tạo ra được thương hiệu rất khó, duy trì được thương hiệu lại càng khó hơn. Để làm được điều đó chúng ta cần xây dựng được niềm tin của xã hội, của nhân dân, của cộng đồng quốc tế với thương hiệu Việt”.

Niềm tin đó được hội tụ bởi nhiều nhân tố như chất lượng, giá trị sản phẩm, đạo đức kinh doanh chuẩn mực, hình ảnh người đứng đầu doanh nghiệp tốt, sự đóng góp, tính nhân văn của doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, với đất nước và với các đối tác, bạn bè quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, chúng ta đang sống trong một thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, khó lường với rất nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro tiềm ẩn.

Trong bối cảnh chung cạnh tranh chiến lược trên toàn cầu ngày càng gay gắt trên nhiều phương diện, cạnh tranh kinh tế, thương mại, giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia, khu vực ngày càng quyết liệt, phức tạp và tác động, ảnh hưởng ngày càng lớn đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh lần nữa, thời gian tới khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi và phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, nhiệm vụ xây dựng và nâng tầm thương hiệu quốc gia có ý nghĩa chiến lược và đây cũng là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Do đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong thời gian tới tập trung vào 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh, tận dụng lợi thế để phát triển mạnh mẽ trong thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu thông qua các biện pháp nâng cao giá trị thương hiệu, kết hợp xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp với Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội.

Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hình ảnh đẹp của mỗi thương hiệu quốc gia sẽ là hình ảnh đẹp về thương hiệu của đất nước, truyền thống, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam.

Thứ hai, đảm bảo và không ngừng củng cố, nâng cao uy tín, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm thương hiệu Việt thông qua hệ thống sản xuất, quản trị kinh doanh tiên tiến và hoạt động tài chính công khai, minh bạch, lành mạnh, bền vững.

Thứ ba, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng các cải tiến kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; tăng cường chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ tư, tập trung đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ, kỹ năng, chuyên nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ năm, không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh; tuân thủ đúng quy định, pháp luật của Nhà nước; xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh chuyển đổi số, chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Chú trọng hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu.

Thứ sáu, không ngừng xây dựng và nâng cao thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.  

Nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Leader talk -  3 năm
“Tôi kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là một đất nước an toàn, tăng trưởng cao, lấy hạnh phúc của người dân làm chủ đạo cho triết lý phát triển, trên nền tảng một nền kinh tế sáng tạo bền vững”, GS.TS Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).
Nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Leader talk -  3 năm
“Tôi kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là một đất nước an toàn, tăng trưởng cao, lấy hạnh phúc của người dân làm chủ đạo cho triết lý phát triển, trên nền tảng một nền kinh tế sáng tạo bền vững”, GS.TS Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).
Lãng phí tài sản thương hiệu quốc dân

Lãng phí tài sản thương hiệu quốc dân

Leader talk -  3 năm

Theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, việc không đặt chiến lược thương hiệu, quản lý tài sản thương hiệu vào trong quá trình quản lý tài sản của Nhà nước đã tạo nên một sự lãng phí lớn nhiều thập kỷ qua.

'Thương hiệu quốc dân' trước nguy cơ bị quên lãng: Chuyện của Biti's

'Thương hiệu quốc dân' trước nguy cơ bị quên lãng: Chuyện của Biti's

Leader talk -  3 năm

Bẵng đi một thời gian, người ta từng tưởng rằng Biti’s đã chìm vào quá khứ trong khi sản phẩm giày dép của các thương hiệu nước ngoài trở thành sự lựa chọn ưa thích của giới trẻ.

Nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Leader talk -  3 năm

“Tôi kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là một đất nước an toàn, tăng trưởng cao, lấy hạnh phúc của người dân làm chủ đạo cho triết lý phát triển, trên nền tảng một nền kinh tế sáng tạo bền vững”, GS.TS Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới

Tiêu điểm -  3 năm

Nhờ nỗ lực chống Covid-19, Việt Nam đang là điểm đến hàng đầu tại Đông Nam Á trong hoạt động sản xuất và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  21 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  1 ngày

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.