Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trong chương trình đối thoại "Luồng xanh bất động sản cuối năm 2021 – Cơ hội nào cho thị trường Bắc Giang".
Năm 2021, cả nước chứng kiến làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 với quy mô và tốc độ lây lan lớn chưa từng có, một lần nữa khiến nền kinh tế đang trên đà hồi phục bị “đóng băng”, các chỉ số phát triển kinh tế lần lượt giảm sút đáng kể.
Trên bầu trời đêm tăm tối của năm 2021, Bắc Giang như một ngôi sao vụt sáng bởi sự tăng trưởng kinh tế cao bất chấp đại dịch, thu hút vốn FDI tăng mạnh, công tác kiểm soát và dập dịch hiệu quả nhất cả nước.
Chia sẻ trong chương trình đối thoại “Luồng xanh bất động sản cuối năm 2021 – Cơ hội nào cho thị trường Bắc Giang", TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, các chỉ số kinh tế của Bắc Giang đều đang ở mức cao hơn cả nước. Theo đó, trong 8 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang đạt 6,61% (cả nước đạt 5,64%); xuất khẩu đạt 8,4 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm ngoái (cả nước tăng 21,2%); tổng vốn FDI đăng ký đạt 755 triệu USD, cao hơn 42% so với năm ngoái (cả nước giảm -2,1%).
Điều này cho thấy Bắc Giang đang có sự phát triển rất nhanh bất chấp đại dịch.
Trước đó, vào năm 2020, Bắc Giang lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, đạt 13%, xếp thứ 13/63 tỉnh thành về quy mô GRDP. 4 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang đạt gần 18%, cao nhất cả nước.
Bà Nguyễn Hồng Vân – Giám đốc thị trường JLL Việt Nam cho biết, năm 2018, Bắc Giang xếp thứ 12 cả nước về thu hút vốn FDI, nhưng đến hết quý I/2021, tỉnh này đã vươn lên vị trí thứ 5. Điều này cho thấy sức hút của Bắc Giang đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài là rất lớn.
Ông Cao Minh Ngọc - Phó tổng biên tập kiêm Trưởng phòng kinh tế báo Bắc Giang cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, Thủ tướng đã đồng ý cho Bắc Giang bổ sung thêm 3 khu công nghiệp (KCN) và mở rộng thêm 3 KCN hiện có, với tổng diện tích mở rộng hơn 1.000ha.
Hiện tại, Bắc Giang đã cơ bản kiểm soát dịch thành công. Hơn 90% công nhân trong các KCN đã được tiêm phòng. Tỉnh cũng đang hỗ trợ doanh nghiệp bằng các gói vay vốn để trả lương công nhân, ổn định sản xuất.
“Với những thành quả đạt được về kinh tế, xã hội, cùng đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động, sáng tạo, Bắc Giang đang kỳ vọng mức tăng trưởng kinh tế đạt bằng năm ngoái, khoảng 13%”, ông Cấn Văn Lực nhận định.
Dư địa của thị trường bất động sản Bắc Giang còn rất lớn
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, Bắc Giang là tâm điểm của thị trường bất động sản vào thời điểm đầu năm 2021, là vùng trũng của dòng tiền đầu tư. Trong bối cảnh giãn cách do dịch bệnh, thị trường giao dịch bị đứt gãy thì sự sôi động vẫn xuất hiện đâu đó ngay trong tâm dịch. Bằng chứng là các chương trình mở bán online vẫn thu hút hàng trăm khách hàng, nhà đầu tư tham gia.
Sự xuất hiện của dịch bệnh khiến cho xu hướng phát triển bất động sản công nghiệp vốn là điểm sáng trên thị trường giai đoạn trước, càng trở nên “nóng” hơn. Đặc biệt trong năm 2021, khi Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công ở mức cao nhất trong 20 năm gần đây, đã kéo theo làn sóng đầu tư bất động sản thương mại, nhà ở tại các KCN và công trình hạ tầng lớn.
Bắc Giang hiện đang có 8 KCN với diện tích khoảng 1.000ha. Mục tiêu đến năm 2030, Bắc Giang có 27 KCN, diện tích 9.000ha và 69 cụm công nghiệp diện tích 3.000ha, trở thành “thủ phủ” công nghiệp lớn nhất miền Bắc. Điều nay sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản, tạo tâm lý đi trước đón đầu cho các nhà đầu tư.
“Trong khi các loại hình bất động sản khác đang phải chờ dịch bệnh kết thúc mới có thể trở lại đường đua thì bất động sản thương mại, nhà ở tại KCN có thể đầu tư được ngay. Đặc biệt là trong 2-3 năm nay nguồn vốn FDI mới bắt đầu đổ mạnh vào Bắc Giang, chu kỳ phát triển này còn dài, nên cơ địa phát triển cho thị trường bất động sản còn lớn, ít nhất trong 3-5 năm tới”, ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc Ban kinh doanh Tập đoàn Hải Phát cho biết.
Cùng với quan điểm trên, ông Cấn Văn Lực cho biết thêm: “Hiện tốc độ đô thị hóa tại Bắc Giang mới chỉ 23%, phấn đấu năm 2025 đạt 32.4%. Điều này cũng là động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của thị trường bất động sản.”
Tuy bất động sản Bắc Giang có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển nhưng không phải cứ đầu tư vào là thắng. Ông Lê Đình Chung - Phó tổng giám đốc Hải Phát Land, khuyến nghị: “Nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố, đặc biệt là pháp lý sản phẩm, chọn chủ đầu tư uy tín, có tiềm lực và một đơn vị phân phối có tên tuổi để nhận những thông tin tư vấn chính xác nhất, sản phẩm tốt nhất, tránh bị lôi kéo, tiền mất tật mang”.
Chương trình đối thoại Luồng xanh bất động sản cuối năm 2021 – Cơ hội nào cho thị trường Bắc Giang đã tiếp cận gần 6.100 khách hàng, nhà đầu tư và các môi giới bất động sản theo dõi trên các nền tảng trực tuyến.
Chương trình được tổ chức bởi Hải Phát Land – Top 5 Đơn vị kinh doanh & phân phối bất động sản tốt nhất Việt Nam. Được biết, Hải Phát Land hiện đang phân phối chính thức và phân phối độc quyền nhiều dự án nổi bật, mang tiềm năng sinh lời cao tại Bắc Giang như: Khu đô thị Kosy Eden Bắc Giang, khu đô thị Mỹ Độ Vista City và khu đô thị HP Intermix Bắc Giang...
Xem lại chương trình tại:
https://www.facebook.com/bdshaiphat/videos/883617875886563
https://www.youtube.com/watch?v=nHMuKVERB8w&t=1s
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.