Tiêu điểm
Bán lẻ phục hồi với xu thế đa kênh
Bước sang năm 2023, Sapo dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ là mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến. Bán hàng đa kênh sẽ tiếp tục thể hiện ưu thế.
Sự phục hồi chung của nền kinh tế đã thúc đẩy ngành bán lẻ tăng trưởng trở lại. Khảo sát 15.000 nhà bán hàng của nền tảng quản lý và bán hàng Sapo cho thấy, tuy 42% nhà bán hàng ghi nhận sự sụt giảm doanh thu so với năm 2021, nhưng tình hình chung năm 2022 là thị trường đang trên đà phục hồi.
Trong số các nhà bán lẻ có sự tăng trưởng doanh thu năm 2022, phần lớn đang kinh doanh trong lĩnh vực Thời trang - Phụ kiện, Mỹ phẩm, Tạp hóa - siêu thị mini và Đồ chơi. Các nhà bán lẻ ghi nhận doanh thu giảm sút trên 30% chủ yếu kinh doanh trong nhóm ngành Đồ gia dụng, sinh hoạt; Đồ mẹ và bé; Thuốc và thực phẩm chức năng.
Để đạt được kết quả này, các nhà bán hàng đã sử dụng phương thức kích thích sức mua, đẩy hàng tồn và khai thác lợi thế kinh doanh tốt hơn như: tạo các chương trình khuyến mại giảm giá, tặng quà; áp dụng chương trình tích điểm, chăm sóc khách hàng sau bán như gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật, cập nhật thông tin khuyến mại.
Các nhà bán hàng không sẵn sàng chi quá nhiều cho hoạt động marketing, phần lớn ngân sách marketing chiếm dưới 10% doanh thu. Ba kênh marketing được ưa chuộng nhất là: mạng xã hội, tiếp thị tại cửa hàng, và quảng cáo trên sàn thương mại điện tử.
Trong năm 2022 ghi nhận sự phát triển vượt bậc của kênh marketing qua Người nổi tiếng/ Người ảnh hưởng (KOL)/ Người tiêu dùng chủ chốt (KOC), hình thức đa dạng, sáng tạo; chất lượng được gia tăng.
Đáng chú ý, xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh vẫn được thể hiện rõ rệt. 57,65% nhà bán hàng đang kinh doanh trên ít nhất hai kênh - tại cửa hàng và một số kênh online. Tỷ lệ người kinh doanh chỉ bán offline tại cửa hàng chiếm 23,71% và người kinh doanh chỉ bán online chiếm 17,35%.
Mặt khác, nhà bán hàng đa kênh thể hiện ưu thế về doanh thu so với các nhà bán hàng chỉ bán trực tiếp tại cửa hàng hoặc chỉ bán online. Người bán hàng đa kênh ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu chiếm 68,01%, trong khi đó tỉ lệ này với người bán hàng online là 16,9% và người chỉ bán tại cửa hàng là 15,07%
Trong số các kênh bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử được ưa chuộng nhất với tỷ trọng 49,69% nhà bán hàng sử dụng, tiếp đó là Facebook (39,13%), website (9,94%). TikTok Shop - kênh bán hàng mới xuất hiện trong năm 2022 hiện chỉ chiếm 1,24% tỷ trọng nhưng đang là xu hướng khai thác và chuyển dịch của nhà bán hàng.
Trong số những nhà bán hàng chỉ kinh doanh trực tuyến, tỷ lệ có sự tăng trưởng doanh thu so với 2021 nhiều nhất đến từ sàn thương mại điện tử (43,75%). Trong khi đó, phần lớn nhà bán hàng trên Facebook cho biết họ ghi nhận sự sụt giảm doanh thu từ 10-30%
Cũng theo Sapo, tiền mặt quay trở lại ngôi vị số 1 trong nhóm phương thức thanh toán được người mua hàng sử dụng nhiều nhất và nhà bán hàng chấp nhận (chiếm 29,46% tỷ trọng). Trước đó vào năm 2021, hình thức thanh toán không tiền mặt - Chuyển khoản lần đầu tiên vượt qua Tiền mặt và lên vị trí top 1.
Năm 2022, chuyển khoản đã lùi xuống thứ 2, chiếm 27,95% tỷ trọng. Sự bùng nổ của hình thức Quét mã QR ngân hàng trong năm 2022 đã đưa phương thức này lên Top 3 loại hình thanh toán được chấp nhận nhiều nhất (chiếm 16,69% tỷ trọng), vượt qua Ví điện tử (13,29%)..
Về vận chuyển, top 5 hình thức được sử dụng nhiều nhất và ưa chuộng nhất là Sử dụng trực tiếp các hãng vận chuyển (29,8%); Nhân viên, chủ cửa hàng tự vận chuyển (22,8%), Vận chuyển qua đối tác giao hàng của Sàn TMĐT (14,9%), Gọi shipper lẻ, xe ôm (10,9%); Gửi xe khách, tàu hỏa (8,9%).
Kết thúc năm 2022, 74,5% nhà bán hàng kỳ vọng thị trường năm 2023 sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Trong đó, 12,18% nhà bán hàng tin tưởng ngành bán lẻ chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.
Năm 2023, 36,18% nhà bán hàng dự định mở rộng quy mô kinh doanh; 29,03% nhà bán hàng dự định đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh; chỉ 2,85% nhà bán hàng dự định duy trì và tối ưu chi phí. Kết quả đạt được là nhờ cộng đồng doanh nhân năng động, linh hoạt, chủ động vượt khó, không khoanh tay đứng nhìn.
Bước sang năm 2023, Sapo dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ là mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến. Bán hàng đa kênh sẽ tiếp tục thể hiện ưu thế.
Xu hướng thứ hai là Shoppertainment - Mua sắm giải trí, sáng tạo nội dung số đi kèm với tiếp thị sản phẩm. Hình thức kinh doanh này đã khởi sinh từ trong đại dịch và sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong những năm tới.
Xu hướng thứ ba là cải tiến vận hành, quản trị doanh nghiệp ngành bán lẻ. Sau thời gian chống chọi với dịch bệnh, các nhà bán lẻ bước vào thời kỳ khôi phục, do đó, bước đầu chú trọng đến yếu tố duy trì và phát triển kinh doanh từ bên trong - đó chính là nguồn lực nội tại từ nhân sự, vận hành cửa hàng và quản trị doanh nghiệp bán lẻ.
Ứng dụng công nghệ và phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp chủ cửa hàng ngành bán lẻ mở rộng kinh doanh và vận hành hiệu quả. Các nhà bán hàng có thể lựa chọn phần mềm quản lý và bán hàng không chỉ hỗ trợ vận hành cửa hàng offline truyền thống, mà thúc đẩy kênh bán hàng online và tăng trưởng đa kênh.
Ngành bán lẻ giảm tốc khi người dân thắt chặt chi tiêu
Áp dụng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương trên toàn quốc
Sau khi thí điểm thành công tại 20 tỉnh/thành phố năm 2022, bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) được kỳ vọng là công cụ đo lường phù hợp và hiệu quả những kết quả đổi mới sáng tạo của từng địa phương trên cả nước trong năm 2023.
Giá xăng đắt thêm 300 đồng mỗi lít từ chiều 3/1/2023
Chỉ sau 3 ngày đầu năm 2023, giá xăng đã tăng hơn 1.300 đồng mỗi lít.
Bình Dương: Giải pháp bảo đảm việc làm, an sinh xã hội cho người lao động
Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, tỉnh Bình Dương đã triển khai và thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm việc làm, an sinh xã hội cho người lao động.
Việt Nam thăng hạng 7 bậc về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo toàn cầu
Năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 6/10 trong khu vực ASEAN và xếp hạng 55/181 toàn cầu về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (tăng 7 bậc so với năm ngoái). Thứ hạng đó đã thể hiện nỗ lực vượt bậc của Việt Nam về khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng trong thời gian vừa qua.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.