Mới đây, Bộ Công thương Việt Nam vừa tuyên bố ngăn chặn thành công một doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn hiệu ST24, ST25 tại Úc. Đồng thời, doanh nghiệp của ông Hồ Quang Cua – cha đẻ của giống gạo ngon nhất thế giới đã chính thức được bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường này.
Vào ngày 21/9 vừa qua, Cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ Australia (IP Australia) công bố công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD (sau đây gọi tắt là T&L) của Úc đã đăng ký không thành công nhãn hiệu cho giống gạo ST24 và ST25 của Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam đã thành công ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài “ăn cắp” nhãn hiệu giống gạo này.
Quay lại thời điểm năm 2021, sau khi giống gạo ST25 của Việt Nam nhận được giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới” không lâu, công ty T&L đã đăng ký nhãn hiệu "Gạo; Gạo ngon nhất thế giới - Rice; Best Rice of The World” đối với gạo ST24 (số đăng ký 2173157), ST25 (số đăng ký: 2173156).
Biết được thông tin này, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã làm việc, trao đổi với các bên; cũng như gửi các tài liệu chứng minh tới IP Australia để bày tỏ sự không đồng ý với việc đăng ký nhãn hiệu của công ty T&L. Rất nhanh chóng, Thương vụ đã nhận được thư trả lời rất thiện chí của phía Australia.
Năm 2021, khi theo đuổi sự việc, Thương vụ nhận định, dù Việt Nam ít có nguy cơ bị mất nhãn hiệu ST24, ST25 tại Úc, căn cứ theo luật pháp nước này. Tuy nhiên, Thương vụ vẫn tiến hành xử lý cẩn thận hết mức có thể, để tránh tình huống bất ngờ khi Cơ quan Bạn chưa có đủ thông tin khi vận dụng luật.
Ngoài ra, động thái này của Thương vụ là để trấn an những nhà nhập khẩu về nhãn hiệu, từ đó yên tâm tiếp tục nhập và xây dựng thương hiệu. Thêm vào đó, việc bảo vệ nhãn hiệu còn là dịp để Thương vụ quảng bá Chương trình xúc tiến “Việt Nam – Vùng đất của gạo ngon nhất thế giới” để lan tỏa về danh tiếng của gạo Việt nhiều hơn, đến cả những bang xa xôi nhất của nước Úc.
Hơn hết, vụ việc đã được phía Autralia xử lý theo quy trình rất khách quan. Đồng thời, việc bảo vệ nhãn hiệu thành công có sự đóng góp rất lớn của các cơ quan truyền thông, Bộ, ngành, doanh nghiệp và Thương vụ của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin cho Cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ Australia và những Cơ quan khác của Úc.
Để phục vụ các doanh nghiệp tự kiểm tra tình trạng nhãn hiệu của mình tại Úc, Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp nên tải ứng dụng của Thương vụ Viet Aus trade. Sau đó, doanh nghiệp có thể sử dụng trợ lý ảo của Thương vụ/Chatbot bằng cách nhập chữ IP vào để được cung cấp liên kết đến ô tra cứu và nhập tên nhãn hiệu vào để biết tình trạng. Nếu cần hỗ trợ thêm, doanh nghiệp có thể liên hệ với Thương vụ qua email: vntrade@bigpond.net.au
Đồng thời, Cơ quan quản lý Sở hữu trí tuệ Australia cũng thông báo rằng 3 nhãn hiệu của kỹ sư Hồ Quang Cua đối với gạo ST24 và ST25 đã chính thức được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Australia vào ngày 27/09 vừa qua.
Chuyên gia nhãn hiệu Ngân Trần, Công ty Maygust Trademark Attorneys (Úc), cho biết theo luật nhãn hiệu của Úc, nhãn hiệu sẽ chính thức có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký.
Theo đó, ba nhãn hiệu đối với gạo ST24 và ST25 mà kỹ sư Hồ Quang Cua đăng ký tại Úc sẽ có hiệu lực ở nước này từ ngày 7-6-2021 đến 7-6-2031. Sau đó nếu có nhu cầu sử dụng, chủ đơn vẫn có thể gia hạn thêm 10 năm nữa mà không giới hạn số lần gia hạn.
Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?
Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.
Hoạt động kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là mối đe dọa lớn đối nền kinh tế, an ninh và xã hội toàn cầu. Mới đây, INTERPOL đã tổ chức sự kiện kéo dài ba ngày tại Hàn Quốc với sự có mặt của 450 quan chức thực thi pháp luật thuộc 70 quốc gia, nhằm chung tay tìm hướng giải quyết vấn đề này.
Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.