Phát triển bền vững

Bảo vệ và phát triển bền vững lưu vực Mê Kông

Phạm Sơn Thứ tư, 14/07/2021 - 12:34

Sông Mê Kông là “trái tim đang đập” của Đông Nam Á, là nguồn sinh kế cho hàng chục triệu người nhưng hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.

Lưu vực sông Mê Kông là nơi sinh sống và duy trì sinh kế của 70 triệu người.

Bắt nguồn từ Trung Quốc, dòng sông Mê Kông trải dài gần 5.000km, chảy qua địa phận Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia trước khi đổ ra cửa biển tại Việt Nam.

Ông An Pich Hatda, Giám đốc điều hành Ban thư ký Ủy hội sông Mê Kông (MRC) cho biết, sông Mê Kông tạo ra sinh kế hoặc một phần sinh kế cho khoảng 70 triệu người. Tuy nhiên, vai trò sinh kế của sông Mê Kông đang phải đối mặt với nhiều đe dọa, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Cụ thể, ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nặng nề. Vào năm 2019 và 2020, hạn hán kéo dài khiến mực nước sông Mê Kông tụt xuống mức thấp kỷ lục. MRC dự báo, hạn hán cùng với lũ lụt sẽ ngày càng diễn biến kéo dài và thường xuyên hơn trong tương lai.

Những đợt thắt chặt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 khiến thu nhập của người dân bị giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến hoạt động đánh bắt cá trên sông ngày càng tăng, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái sông Mê Kông.

Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng trẻ rộng lớn do sông Mê Kông bồi đắp cũng đang phải đối mặt với những thách thức từ việc xói mòn, sụt lún, sạt lở đất cũng như xâm nhập mặn, gây ra thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân.

Đầu năm 2021, nghiên cứu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Đại học Fulbright chỉ ra, đồng bằng sông Cửu Long đang trở thành vùng trũng của cả nước về giáo dục, thu hút vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Dự báo, đến năm 2040, dân số lưu vực sông Mê Kông sẽ đạt tới con số 100 triệu người. Với những tổn hại mà sông Mê Kông đang phải gánh chịu, ảnh hưởng đến cơ hội sinh kế, câu chuyện đói nghèo, bất bình đẳng chắc chắn sẽ tiếp diễn theo những chiều hướng khó lường.

Trước bối cảnh đó, các quốc gia thành viên của MRC, bao gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, vào tháng 4 vừa qua đã công bố Chiến lược phát triển lưu vực 2021 – 2030 cho lưu vực sông Mê Kông.

Lý giải về chiến lược này, ông Dahat cho biết, những đe dọa đối với hạ lưu sông Mê Kông đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi những giải pháp mới “dựa trên sự tin tưởng, thiện chí và tăng cường hợp tác”.

“Những sự kiện gần đây như một lời cảnh tỉnh mà không một thành viên nào của MRC có thể bỏ qua. Việc bảo vệ dòng sông, ngăn chặn tác hại về môi trường đang gây tổn hại đến sinh kế của người dân là trách nhiệm của chúng ta”, ông Dahat viết trên Nikkei Asia Review.

Dự kiến, khoảng 60 triệu USD sẽ được đầu tư trong vòng 5 năm tới để bảo vệ sông Mê Kông, tập trung vào các giải pháp bao gồm chủ động đánh giá, xác đinh phương án mới đẻ xây dựng các công trình nhằm quản lý lũ lụt, giảm hạn hán, duy trì an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh công tác thủy lợi, đại diện Ban thư ký MRC cũng nhấn mạnh vào ngành công nghiệp năng lượng. Theo đó, các quốc gia cần tuân thủ một cơ chế phù hợp về phát triển năng lượng, xem xét tới những nguồn năng lượng thay thế khả thi thân thiện hơn với môi trường, có trách nhiệm hơn về kinh tế.

Bên cạnh việc liên kết chặt chẽ vì lợi ích chung, MRC cũng mong muốn tăng cường với 2 quốc gia đối tác phía thượng nguồn, đặc biệt là Trung Quốc. Hợp tác Lan Thương – Mê Kông trên cơ sở chia sẻ thông tin và dữ liệu, lập kế hoạch phối hợp quản lý sẽ là chìa khóa quan trọng để bảo vệ và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  3 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  13 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều