Tiêu điểm
Bí thư Quảng Ninh hiến kế phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng
Việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tốc độ hoàn thành các hạng mục có tính khớp nối, khắc phục các điểm nghẽn của “trục khuỷu giao thông” cản trở liên kết vùng là một trong các vấn đề được Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh khi đề xuất các giải pháp phát triển vùng đồng bằng sông Hồng.

Để thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đề ra 21 mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án kết cấu hạ tầng và phân công cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian thực hiện cụ thể.
Trong hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, nổi bật là liên quan đến việc thúc đẩy các đột phá phát triển của các địa phương trong vùng, trong đó có Quảng Ninh.
Cụ thể, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế tam giác động lực phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành hạt nhân, trụ cột phát triển của vùng và cả nước; xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế; xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế tầm cỡ và là trung tâm kinh tế biển phát triển bền vững kết nối với khu vực và thế giới, liên kết với các địa phương trong vùng...
Đóng góp tiếng nói của Quảng Ninh, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy đề xuất 5 nhóm vấn đề.
Đối với xây dựng, hoàn thiện các thể chế, cần xác định rõ hơn những đề án trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa tạo đột phá cho phát triển vùng, phát triển ngành gắn với tư duy mở, cơ chế vượt trội, tập trung nguồn lực nhà nước đủ tầm mức cho kích hoạt, kết nối nguồn lực tư nhân, nhờ đó tạo “tăng trưởng” lan tỏa trong toàn vùng.
Đối với phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, cần cụ thể hóa chủ trương cho phép các địa phương sử dụng ngân sách địa phương đầu tư cho các dự án vùng và liên vùng để có biện pháp, lộ trình cụ thể kết nối nguồn lực các địa phương trong vùng.
Điều này rất quan trọng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tốc độ hoàn thành các hạng mục có tính khớp nối, khắc phục các điểm nghẽn của “trục khuỷu giao thông” cản trở liên kết vùng nhằm tăng cường kết nối nông thôn - thành thị, vùng thấp - vùng cao, công nghiệp - dịch vụ, du lịch, nội vùng, liên vùng bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể.
Nhiều dự án được nhấn mạnh như Cầu Lại Xuân; cầu Bến Rừng; cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ Nút giao với Quốc lộ 18 (Quảng Ninh) đến cầu vượt Quán Toan (Hải Phòng); đường ven sông từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, kết nối từ đường ven sông sang thị xã Kinh Môn và thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương; tuyến đường nối từ Quốc lộ 279 (xã Tân Dân, Hạ Long, Quảng Ninh) đến đường tỉnh 291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)...
Đối với phát triển các ngành kinh tế, chuyển đổi sang tăng trưởng xanh, ông Ký đề nghị các bộ, ngành cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho Quảng Ninh thực hiện tốt các định hướng: xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế tầm cỡ và là trung tâm kinh tế biển phát triển bền vững; giữ vững sự ổn định và phát triển ngành than theo quy hoạch bền vững hơn; tạo đột phá trong thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế; chuyển đổi từ quy hoạch phát triển khu công nghiệp theo tư duy truyền thống sang phát triển “hệ sinh thái công nghiệp”; phát triển nông nghiệp sinh thái, đa giá trị gắn với xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh góp phần phục vụ trực tiếp cho phát triển du lịch.
Đối với phát triển đô thị, kiên trì tổ chức đô thị theo định hướng quy hoạch không gian phát triển chung của toàn vùng. Quy hoạch, định hướng phát triển đô thị tuyến biên giới như Quảng Ninh phải tính toán đầy đủ yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Phát triển các đô thị đồng bộ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh, nâng cao chất lượng sống của người dân làm hạt nhân cho liên kết vùng.
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh cũng đề xuất xây dựng hệ sinh thái dân sinh hấp dẫn với chính sách khuyến khích và hỗ trợ vượt trội, môi trường sống tốt, các dịch vụ công có chất lượng cao để thu hút và giữ chân nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm gắn với tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số. Liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng để phát huy lợi thế vùng, “phân vai” tốt hơn trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực các ngành nghề và giải quyết việc làm.
Với diện tích tự nhiên 21.278 km², chiếm 6,41% tổng diện tích cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; là cửa ngõ phía Bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới; là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế.
Tăng trưởng kinh tế của vùng bình quân giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 gấp 7,75 lần so với năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước. Vùng cũng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai cả nước; địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai cả nước, chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước. Chương trình xây dựng Nông thôn mới đạt nhiều thành tựu nổi bật.
Theo Nghị quyết số 30, đồng bằng Sông Hồng được định hướng phát triển đến năm 2030 sẽ trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao....
Quảng Ninh quyết nâng điểm PCI
Quảng Ninh tự tin bước vào 2023
Bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, với nền tảng sẵn có của một cực tăng trưởng của phía Bắc, Quảng Ninh cần nỗ lực, quyết tâm hơn nữa, phát huy truyền thống “kỷ luật - đồng tâm” của vùng mỏ anh hùng; phát huy tiềm năng thế mạnh, cơ hội phát triển để phấn đấu trở thành một tỉnh tiêu biểu cả nước về mọi mặt.
Quảng Ninh thúc đẩy tái chế chất thải xây dựng
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thu thập, phân loại, tái chế và tái sử dụng chất thải xây dựng, trong thời gian vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã thiết lập mục tiêu phát triển bền vững dài hạn. Trên cơ sở đó, tỉnh đã hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan của Nhật Bản trong việc thúc đẩy tái chế và quản lý hiệu quả chất thải xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ninh quyết nâng điểm PCI
Dù đã được đánh giá là "rất tốt" với số điểm đạt được trong năm 2021 là 73,02 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhưng Quảng Ninh chưa bao giờ ngừng nỗ lực trên hành trình cải cách để hướng tới con số cao hơn trong các năm tiếp theo.
Kinh nghiệm truyền thông chính sách của Quảng Ninh
Hoàn thiện bộ máy làm công tác tuyền thông, củng cố đội ngũ làm công tác truyền thông cơ sở, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện là bốn nhóm giải pháp đã được tỉnh Quảng Ninh triển khai.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.