Bình Dương sắp khởi công khu công nghiệp VSIP III và Cây Trường
Hứa Phương
Thứ bảy, 05/03/2022 - 10:02
Sau khi hoàn thành, khu công nghiệp VSIP III và Cây Trường sẽ cung cấp cho thị trường bất động sản công nghiệp thêm 1.700ha
Ngày 4/3, tại hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, trong tháng 3 sẽ khởi công khu công nghiệp VSIP III, do VSIP Group làm chủ đầu tư.Theo đó, khu công nghiệp VSIP III có quy mô khoảng 1.000ha, toạ lạc tại xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên.
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
Dự án VSIP III tổng vốn đầu tư thực hiện là 6.407 tỷ đồng, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư vào tháng 11/2016.
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, dự kiến trong quý 2/2022, khu công nghiệp Cây Trường do Becamex IDC làm chủ đầu tư, diện tích khoảng 700ha cũng sẽ được khởi công.
Ngoài ra, Bình Dương cũng sẽ cập nhật quy hoạch một số khu công nghiệp khác để mở rộng như khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Rạch Bắp và một số khu công nghiệp khác trên cơ sở quỹ đất sạch, có sẵn.
Trước đó, vào đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cụ thể, sẽ giảm diện tích 141ha tại phía Bắc và 120 ha tại phía Tây, bổ sung diện tích 261ha theo phía Đông của khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP III).
Đưa khu công nghiệp Cây Trường với quy mô diện tích 700 ha tại xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng ra khỏi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp.
Đồng thời, bổ sung khu công nghiệp Cây Trường với quy mô diện tích 700 ha tại xã Cây Trường II và thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp.
Hiện trên địa bàn Bình Dương có 29 khu công nghiệp đang hoạt động, xây dựng với diện tích 12.743 ha và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 794 ha.
Theo JLL Việt Nam, Long An, TP.HCM và Bình Dương vẫn nằm trong top 5 cả nước về vốn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Điều này chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của các tỉnh miền Nam đối với các nhà đầu tư.
Trong năm 2022, bên cạnh ngành công nghiệp truyền thống, các ngành công nghiệp như dược phẩm, thiết bị y tế, và trung tâm dữ liệu (data centers) được dự đoán sẽ là động lực tăng trưởng mới cho thị trường.
Các nhà đầu tư khu công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn cũng đã bắt đầu chú ý đến xu hướng phát triển bền vững, với các nhà xưởng, khu công nghiệp mới đáp ứng tiêu chuẩn xanh được quy hoạch và xây dựng.
2 tháng đầu năm 2022, kinh tế Bình Dương có sự khởi sắc, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,1% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 10 tỷ USD, trong đó xuất siêu 2 tỷ USD; thu ngân sách đạt 20% chỉ tiêu đề ra.
Trước làn sóng Covid-19 thứ tư đang khiến một số nhà máy phải đóng cửa tạm thời, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực từ hoạt động đầu tư nước ngoài và sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ.
Đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và bất động sản công nghiệp tại Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 3-5 năm tới. Theo JLL, các nhà đầu tư sẽ rót khoảng 60 tỷ USD mỗi năm vào lĩnh vực này tại cho đến năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.