Bất động sản công nghiệp vẫn sôi động

An Chi Thứ bảy, 14/08/2021 - 08:07

Trước làn sóng Covid-19 thứ tư đang khiến một số nhà máy phải đóng cửa tạm thời, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực từ hoạt động đầu tư nước ngoài và sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ.

Việc đóng cửa các nhà máy sản xuất gây ảnh hưởng đến đà tăng trưởng chung của bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn

Trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại khu vực phía Nam khiến một số phân xưởng và bộ phận nhà máy tại các khu công nghiệp vẫn trong tình trạng tạm ngưng hoạt động thì tại miền Bắc, các hoạt động đầu tư vẫn tiếp diễn.

Trong quý II/2021, một số nhà máy như Foxconn đã vận hành trở lại sau thời gian đóng cửa. 

Bên cạnh đó, thị trường hiện vẫn ghi nhận những hoạt động đầu tư khá tốt. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 20/6/2021, tổng vốn FDI đăng ký vào ngành công nghiệp sản xuất đạt 6,97 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức 8 tỷ USD cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, vốn sản xuất hiện tại vẫn ở mức 3,38 tỷ USD, cao hơn mức 3,23 tỷ USD cùng kỳ năm trước. 

Thị trường cũng đón nhận nhiều khoản đầu tư lớn trong nửa đầu năm. Tại miền Bắc, Công ty Jinko Solar Hong Kong đã đầu tư gần 500 triệu USD vào KCN Sông Khoai tại Quảng Yên (Quảng Ninh); Fukai Technology của Singapore đầu tư vào KCN Quang Châu tại tỉnh Bắc Giang.

Ông John Campbell, Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định, thị trường phía Bắc đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp.

Trước đây, giá thuê đất trung bình tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai và Long An thường cao hơn các tỉnh tại phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Giang hay Bắc Ninh. Trong vòng 3 năm trở lại đây, giá đất tại một số khu vực tại phía Nam đã tăng khá mạnh. 

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã có sự thay đổi, khu vực phía Bắc đã thu hút nhiều khoản đầu tư trong 6 tháng đầu năm, 5 thương vụ đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực sản xuất đều không ghi nhận vào thị trường phía Nam. Ba trong số năm thương vụ này diễn ra tại thị trường miền Bắc và hai thương vụ còn lại tại miền Trung. 

Giá bất động sản công nghiệp lập đỉnh mới

"Thị trường phía Bắc hiện nhận được nhiều quan tâm từ nhà đầu tư, do đó, chúng ta có thể kỳ vọng vào việc giá thuê đất công nghiệp tại khu vực này cùng một số khu công nghiệp trọng điểm tại phía Nam, sẽ ghi nhận mức tăng nhẹ trở lại vào cuối năm”, ông John cho hay.

Theo vị chuyên gia này, một số khu vực như Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng là những nơi có tiềm năng phát triển công nghiệp rất lớn. Tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang đang ngày trở nên thu hút đối với các hoạt động đầu tư sản xuất cũng như logistics. 

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đang chuyển hướng tới các khu vực khác như Hưng Yên và những tỉnh nổi tiếng về tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và logistics. 

“Chúng ta cũng được chứng kiến nhiều khoản đầu tư lớn vào Quảng Ninh cũng như Hải Phòng, bằng chứng là có có rất nhiều hoạt động đầu tư diễn ra tại khu vực này trong thời gian vừa qua”, ông John nhận định.

Còn tại khu vực phía Nam, Long An hiện nổi lên là một điểm đến thu hút với các nhà đầu tư. Do tỷ lệ lấp đầy cao tại các dự án công nghiệp tại hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn Long An để thành lập các trung tâm phân phối và dự án logistics. 

Ngoài ra, tiềm năng phát triển của Bà Rịa – Vũng Tàu trong vài năm tới là khá lớn, tỉnh này hiện đã có một số dự án công nghiệp mọt động khá tốt như khu công nghiệp Phú Mỹ. 

Việc đóng cửa nhà máy chỉ ảnh hưởng đến thị trường trong ngắn hạn

Thừa nhận rằng, việc đóng cửa các nhà máy sản xuất do dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng nhất định đến đà tăng trưởng chung, tuy nhiên, ông John cho rằng, với bất động sản công nghiệp, cần nhìn dài hạn và tin tưởng vào tiềm năng và động lực tăng trưởng của thị trường. 

Những yếu tố khiến Việt Nam đang là một trong những thị trường sản xuất và hậu cần mạnh nhất trên thế giới vẫn ở đó hoặc được cải thiện liên tục như nền chính trị ổn định, môi trường kinh doanh, vị trí địa lý phù hợp, lực lượng lao động năng động. 

Đặc biệt, các hiệp định thương mại tự do có thể được xem là giải pháp lâu dài cho Việt Nam, hỗ trợ quá trình chuyển giao kiến thức và công nghệ, qua đó thúc đẩy sự chuyển đổi từ sản xuất các ngành công nghiệp giá trị thấp và mang tính địa phương sang các ngành có giá trị cao hơn. 

Ngay cả trong ngắn hạn đến trung hạn, sẽ vẫn có nhiều hoạt động đầu tư lớn về công nghiệp tại Việt Nam.

Mặt khác, các thay đổi lớn trong chính sách được kỳ vọng sẽ tiếp tục tác động tốt tới thị trường.

Hiện, đang có rất ít các chủ đầu tư phát triển được các khu vực nhà ở - dịch vụ thương mại bên trong các khu công nghiệp, trong khi nhu cầu cho các khu vực này ngày càng gia tăng. 

Với các hoạt động và nỗ lực nhằm hoàn thiện dự thảo nghị định thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và đầu tư đang mở ra cơ hội phát triển các dự án khu công nghiệp có chất lượng.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, các khu công nghiệp chất lượng cao trên thế giới thường làm tốt khâu quy hoạch tổng thể dự án khu công nghiệp, đảm bảo dự án công nghiệp tích hợp hài hoà các yếu tố nhà ở, bán lẻ, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng khác nhau. Các mô hình này đang hoạt động tốt ở các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Tại Việt Nam, về dài hạn, một khu công nghiệp chất lượng cao sẽ có lợi thế tăng trưởng. Việc tích hợp yếu tố nhà ở trong khu công nghiệp không chỉ đơn thuần dừng ở việc có chỗ nghỉ ngơi cho công nhân, mà nên cung cấp các tiện ích về nhà ở chất lượng, bán lẻ, giáo dục, giải trí, nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của công nhân, các chuyên gia, khách thuê. 

Từ đó, các dự án khu công nghiệp sẽ tạo ra sức hút đầu tư, đặc biệt thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp giá trị cao. Việc điều chỉnh trong chính sách vì thế rất được kỳ vọng đem đến các thay đổi tích cực, có thể được xem là một trong những sáng kiến giúp công nghiệp Việt Nam có nhiều dự án bắt kịp với xu hướng đầu tư trên thị trường.

Xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản công nghiệp

Xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản công nghiệp

Bất động sản -  3 năm
Các giao dịch bán - tái thuê đang là một hình thức kinh doanh mới, nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư bất đông sản công nghiệp.
Xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản công nghiệp

Xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản công nghiệp

Bất động sản -  3 năm
Các giao dịch bán - tái thuê đang là một hình thức kinh doanh mới, nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư bất đông sản công nghiệp.
Dòng tiền chảy mạnh vào bất động sản công nghiệp

Dòng tiền chảy mạnh vào bất động sản công nghiệp

Bất động sản -  3 năm

Đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và bất động sản công nghiệp tại Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 3-5 năm tới. Theo JLL, các nhà đầu tư sẽ rót khoảng 60 tỷ USD mỗi năm vào lĩnh vực này tại cho đến năm 2025.

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm

Dịch bệnh bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp chế biến chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất.

Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp gặp khó

Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp gặp khó

Tiêu điểm -  3 năm

Sản lượng, đơn đặt hàng mới và số lượng việc làm cho người lao động của ngành sản xuất đều sụt giảm mạnh.

Mặt trái của tăng giá bất động sản công nghiệp

Mặt trái của tăng giá bất động sản công nghiệp

Leader talk -  3 năm

Ông John Campbell, Quản lý Bộ phận Tư vấn công nghiệp, Savills Việt Nam cho rằng, việc tăng giá cho thuê bất động sản công nghiệp có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  2 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  2 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  18 giờ

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Doanh nghiệp -  19 giờ

Liên danh nhà thầu do Tổng công ty ACC dẫn đầu đã chiến thắng liên danh 1 của Tập đoàn Đèo Cả với gói thầu 4.7 sân bay Long Thành.

Tân Hiệp Phát tặng quà cho trẻ em khó khăn trong dịp Trung thu

Tân Hiệp Phát tặng quà cho trẻ em khó khăn trong dịp Trung thu

Tiêu điểm -  19 giờ

Công ty Tân Hiệp Phát trao hàng ngàn phần quà sữa đậu nành dinh dưỡng nhằm động viên tinh thần và chăm sóc sức khỏe thể chất của các em trong chương trình “Ngày hội Trung thu và trao học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn" lần thứ 23.