Tiêu điểm
Bộ Công thương gỡ khó cho tiêu thụ nông sản vùng dịch Covid
Bộ Công thương đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện việc tạo điều kiện thuận lợi cho thu mua, tiêu thụ nông sản vùng dịch nhằm đảm bảo hàng hóa, nông sản được lưu thông một cách kịp thời, hiệu quả.
Trước thực trạng hàng hóa nông sản các tỉnh vùng dịch bị ách tắc do ảnh hưởng của Covid-19, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã ký ban hành văn bản hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản cho người dân.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, nhằm bảo đảm mục tiêu kép vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản trên địa bàn.
Cụ thể, sản phẩm hàng hóa, nông sản sản xuất và lưu thông trên địa bàn phải bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Hoạt động vận tải qua lại, đi, đến vùng, khu vực, địa điểm có dịch nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của ngành y tế, giao thông vận tải, đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa (đối với các phương tiện vận chuyển, lái xe, áp tải, bán hàng, mua hàng, bốc vác, gia công và hậu cần) và các quy định hiện hành khác.
Khi cần thiết, Bộ Công thương yêu cầu chỉ định cơ quan đầu mối tại địa phương (đặc biệt là các địa phương đang có dịch) để cấp các giấy tờ liên quan theo quy định về phòng chống dịch đối với sản phẩm hàng hóa, nông sản cho các tổ chức, cá nhân thu mua, tiêu thụ, đồng thời giải quyết nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân này thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn.
Đồng thời, các cơ quan này có trách nghiệm xử lý, hướng dẫn và tiếp nhận các thông tin về khó khăn, vướng mắc trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản; thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đầu mối này (địa chỉ trụ sở, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử…) để các tổ chức, cá nhân biết, liên hệ.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo các khu vực bị phong tỏa hoặc khu vực có ổ dịch trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân biết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp, bảo đảm lưu thông hàng hóa.
Ngoài ra, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thu mua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản và lưu thông trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.
Trước đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hàng trăm tấn nông sản của Hải Dương và nhiều tỉnh thành lân cận đã gặp khó khăn trong tiêu thụ và không thể xuất khẩu.
Báo cáo nhanh của Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, hiện hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản tỉnh Hải Dương đang bị ảnh hưởng nặng nề. Nông sản sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ cầm chừng.
Đến ngày 15/2/2021, toàn tỉnh Hải Dương đã thu hoạch được 19.500ha rau màu, còn 2.802ha đang đến kỳ thu hoạch. Sản lượng thu hoạch dự kiến là 46.000 tấn hành, 30.700 tấn cà rốt, 8.000 tấn cải bắp, su hào, su lơ, rau ăn lá, 1.000 tấn lợn sữa - 80%. Số nông sản này để phục vụ xuất khẩu.
Tổng lượng nông sản của Hải Dương là 90.760 tấn chưa tiêu thụ được. Toàn tỉnh còn 4.080ha rau đang đến kỳ thu hoạch với 3.205ha hành, 621ha cà rốt và 261ha cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá.
Tắc tiêu thụ nông sản vùng dịch
Chính sách vượt bão Covid-19 của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nông sản đã tìm ra những phương án để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, cũng như chuẩn bị sẵn cho giai đoạn “sống chung với lũ”.
An ninh lương thực đe dọa cả những quốc gia xuất khẩu nông sản
Tuy có sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhưng đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, an ninh lương thực vẫn chưa được đảm bảo do vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng và hoạt động nông nghiệp gây hại cho môi trường.
Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản giữa Covid-19
Tiếp cận các thị trường mới và đa dạng không chỉ giúp tăng doanh thu xuất khẩu và mở rộng sản xuất, mà còn cải thiện khả năng chống chịu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước những biến cố bất ngờ như dịch Covid-19.
T&T Group nhập nông sản Mỹ trị giá 115 triệu USD giữa dịch Covid-19
Phần lớn số nông sản này là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, một mặt hàng đang bị đội giá trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu kết thúc.
Sacombank chi 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi
Từ ngày 9 - 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.