Tiêu điểm
Bộ Tài chính định chứng khoán hóa nợ xấu để giao dịch trên thị trường
Việc nghiên cứu khung pháp lý cho hoạt động này sẽ được bắt đầu trong năm 2018, theo kế hoạch hành động được Bộ Tài chính ban hành trong Quyết định số 2071/QĐ-BTC ngày 16/7/2017.

Đây là kế hoạch hành động nhằm triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.
Theo kế hoạch hành động này, một trong 6 nhiệm vụ của Bộ Tài chính là: “Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp”.
Ngoài nhiệm vụ trên, Bộ Tài chính dự kiến thực hiện 5 nhiệm vụ khác, bao gồm:
1. Sau khi phương án tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt, trong đó có sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí dự toán để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.
2. Nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động mua, bán nợ của các doanh nghiệp, về hình thành, phát triển và quản lý thị trường mua, bán nợ.
3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương căn cứ quy định của pháp luật nghiên cứu, xây dựng lộ trình và bố trí nguồn xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung ương, địa phương, nợ xấu từ hoạt động cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh.
4. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành, các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức tín dụng liên quan xây dựng phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.
5. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính đối với các tổ chức tín dụng yếu kém trong quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.
VAMC đề nghị sớm cấp đủ 2.000 tỷ đồng vốn để mua và xử lý nợ xấu
Sacombank bán 2.580 tỷ nợ xấu cho VAMC
Các khoản nợ này có tài sản đảm bảo là các bất động sản, máy móc thiết bị có giá trị tại Đà Nẵng và TP.HCM.
VAMC mua 2.400 tỷ đồng nợ xấu của nhóm Hoàn Cầu tại Sacombank
Khoản nợ này được bảo đảm bằng các lô đất rộng 50 nghìn m2 tại Quận 7, TPHCM
8 nguyên tắc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu
Nội dung trong Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn từ 2016 – 2020 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Giải trình nhiều vấn đề lớn về dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu
Chính phủ tiếp thu, giải trình ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và thẩm tra sơ bộ của Thường trực Uỷ ban Kinh tế...
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.