Tiêu điểm
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Mọi người đang hình dung tiêu cực về luật đặc khu
Trước những vấn đề liên quan đến đặc khu kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, phải mạnh dạn làm, làm thận trọng là đúng nhưng không vì thế mà không làm.
Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 15/6 tới. Kể từ khi được đưa ra Quốc hội (kỳ họp thứ 4, tháng 10/2017) đến nay, dự thảo luật đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, phản biện của giới chuyên gia, nhà đầu tư và dư luận.
Sau phiên thảo luận tại nghị trường hôm 23/5/2018 vừa qua, dự thảo luật này vẫn tiếp tục là chủ đề nóng gây tranh cãi trong dư luận xã hội. Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhất là nội dung nhà đầu tư được phép thuê đất tới 99 năm tại các đặc khu.
Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian cho thuê kéo dài như vậy sẽ tạo ra các nguy cơ và hệ lụy khó lường cho đất nước, đặc biệt là các vấn đề về an ninh quốc phòng.
Về vấn đề này, chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 6/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nếu có thể thì thiết kế điều kiện chặt chẽ hơn, thế nào là đặc biệt, thế nào là thật đặc biệt, thế nào mới được phép. Thứ hai là quy trình chặt chẽ và thẩm quyền phải cao hơn.
Thể chế và môi trường là quan trọng nhất: Trong 85 điều thì có 25 điều giải quyết câu chuyện đó chứ không phải vấn đề ưu đãi. Ưu đãi phải có nhưng ở mức hợp lý và đã điều chỉnh giảm rất nhiều và rất hợp lý rồi, vẫn đi theo hướng tạo môi trường, thể chế thuận lợi.
Trước vấn đề dư luận phản ứng vì gắn yếu tố Trung Quốc đối với các đặc khu kinh tế tương lai, ông Dũng khẳng định, trong dự thảo luật không có một chữ nào về Trung Quốc, có những cái họ cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ 2 nước.
Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước, môi trường hội nhập quốc tế Việt Nam đang mở, do đó đều bình đẳng và không hạn chế người này người khác.
Ông Dũng cho rằng: "Mọi người đang hình dung tiêu cực, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước có chủ quyền, phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe.
"Tại sao không hiểu theo cách quan ngại luật chưa đủ hấp dẫn để thành công, làm thế nào để luật ra đời thành công mà lại nghĩ làm thế nào để đỡ sợ. Ví dụ vấn đề làm thế nào để người quy định không tạo kẽ hở.
Còn đẩy theo chiều hướng sợ thế này thế kia thì không đúng, mắc mưu của người ta, muốn mình cứ loay hoay thế mãi mà không bứt lên được. "Mình phải mạnh dạn làm đi, cái gì cần chặt chẽ thì thiết kế cho chặt chẽ, làm thận trọng là đúng nhưng không vì thế mà không làm", bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng theo vị lãnh đạo này, trong quá trình xây dựng dự thảo luật, cơ quan soạn thảo đã lắng nghe Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo để thực hiện.
"Cơ quan soạn thảo cũng nhiều lần trình bày quan điểm. Cái đúng thì cầu thị lắng nghe, tiếp thu chỉnh sửa, cái gì chưa rõ thì giải trình, giải thích. Cái gì cũng sợ thì không làm được. Còn bây giờ, cơ quan soạn thảo không có quyền, quyền quyết định thuộc về Quốc hội", ông Dũng cho hay.
Ông Dũng lấy ví dụ, năm 1988 khi Trung Quốc mở đặc khu Thẩm Quyến cũng có rất nhiều ý kiến. Thời điểm đó, ông Đặng Tiểu Bình đã nói: “Thôi, hãy làm đi, không bàn nữa”. Năm 1992 lại dấy lên trào lưu có ý kiến về đặc khu, Đặng Tiểu Bình lại nói câu trên. Và bây giờ câu đó được khắc trên bia đá ở Thẩm Quyến.
"Cái gì hay mình phải học, bất kể là ai. Chúng ta có chủ quyền có độc lập, có trí tuệ thì sao cái gì cũng sợ", Bộ trưởng Dũng nói.
Không ảnh hưởng tới anh ninh quốc phòng
Về vấn đề an ninh quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế khi xây dựng các đặc khu kinh tế, ông Dũng khẳng định, khi xây dựng đặc khu, mục tiêu quan trọng số một là không được cao hơn Hiến pháp, ảnh hưởng tới Hiến pháp và không ảnh hưởng 4 yếu tố là: quốc phòng an ninh, chủ quyền quốc gia, môi trường và người dân.
Với các dự án đầu tư vào đặc khu sẽ phải nằm trong quy hoạch, quy hoạch đó không được xâm hại tới an ninh quốc gia, môi trường, người dân và chủ quyền. Dự án phải đi theo quy hoạch, có mục tiêu và chúng ta quản là quản quy hoạch, mục tiêu.
Nếu quy hoạch sai thì chắc chắn dự án đó sẽ không được cấp phép, thông qua. Nhà đầu tư nếu xin dự án mà giữ đất thì cũng sẽ bị thu hồi. Tất cả đều đã có luật pháp điều chỉnh.
"Tôi cho rằng thận trọng là đúng nhưng tinh thần thiết kế của luật nhằm mục tiêu quan trọng là không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, chủ quyền, môi trường và người dân", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh.
Không còn trưởng đặc khu: Đặc khu kinh tế có thực sự hấp dẫn?
'Đã lường trước sốt đất đặc khu nhưng chưa làm tốt việc phòng ngừa'
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường thừa nhận trước Quốc hội chưa làm tốt việc phòng ngừa sốt đất tại các đặc khu kinh tế tương lai.
Nhà đầu cơ bất động sản đang đặt cược dài hơi vào đặc khu kinh tế
Cũng không có gì khó hiểu khi các nhà đầu tư tỏ ra hứng khởi đối với bất động sản đặc khu kinh tế. Nhưng họ cũng nên biết lắng nghe những tiếng nói hoài nghi.
Đặc khu cần tránh đi lại 'vết xe đổ' của các khu kinh tế mở
Từng đưa ra rất nhiều ưu đãi đầu tư song các khu kinh tế mở trước đó của Việt Nam vẫn kém hiệu quả, chưa thể trở thành động lực mới cho tăng trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Quốc hội thông qua luật đặc khu trong kỳ họp thứ 5
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải sớm ban hành Luật Đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt, trong quá trình thực hiện, sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh, sửa đổi.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.