'Đã lường trước sốt đất đặc khu nhưng chưa làm tốt việc phòng ngừa'

Thu Phương Thứ hai, 04/06/2018 - 17:18

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường thừa nhận trước Quốc hội chưa làm tốt việc phòng ngừa sốt đất tại các đặc khu kinh tế tương lai.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà.

Trước vấn đề sốt đất đang diễn biến phức tạp tại các đặc khu kinh tế, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều 4/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, các địa phương chuẩn bị trở thành đặc khu kinh tế như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có tiềm năng rất lớn để phát triển. 

Do đó, đương nhiên, người dân sẽ đổ tiền vào đất đai tại đó để đầu tư khiến thị trường sôi động, đây là điều các bộ ngành cũng như cơ quan quản lý nhà nước đã biết và lường trước được, tuy nhiên chưa làm tốt việc phòng ngừa, bộ trưởng thừa nhận.

Ông Hà lấy ví dụ về thực trạng sốt đất xung quanh khu vực sân bay Long Thành, Chính phủ đã có quyết định tạm dừng giao dịch, chuyển nhượng đất cách đây 5 năm, song trên thị trường, người dân vẫn tiến hành các giao dịch ngầm khiến xảy ra việc sốt đất như thời gian vừa qua.

Với thực trạng sốt đất tại các đặc khu kinh tế tương lai, Bộ trưởng Hà cho rằng, vừa qua các địa phương đã ra các văn bản tạm dừng giao dịch, chuyển nhượng đất, phân lô tách nền là hoàn toàn đúng đắn về nội dung, tuy nhiên, hình thức ra chỉ thị chưa phù hợp với pháp luật hiện hành.

Cơn sốt đất đặc khu đang hạ nhiệt, nhà đầu tư mắc kẹt

Để giải quyết dứt điểm vấn đề này cũng như quản lý hiệu quả nguồn lực đất đai tại các địa phương, trong thời gian tới, ông Hà kiến nghị Quốc hội nên ban hành một nghị quyết có tính đặc thù để quản lý đất đai tại các đặc khu kinh tế, cần có cơ chế tính toán kỹ để tránh xảy ra thực trạng sốt đất như hiện nay.

Đồng thời, làm tốt công tác quy hoạch tại các đặc khu kinh tế, kiểm tra, xử lý kịp thời các sai phạm để người đầu cơ đất tại các đặc khu không có cơ hội sinh lợi trên các giao dịch mua bán đất đai trái pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường nhấn mạnh.

Trước đó, nhằm siết chặt công tác quản lý đất đai và ngăn chặn thực trạng giá đất tăng chóng mặt tại các đặc khu kinh tế, cả ba đặc khu kinh tế tương lai là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đều đã ráo riết ban hành lệnh cấm chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô, tách thửa đất để cắt cơn sốt đất ảo tại đây. 

Về vấn đề này trước đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đã cho rằng, thực trạng sốt đất tại các đặc khu kinh tế hiện nay không chỉ đẩy nhà đầu tư vào nguy cơ rủi ro cao mà còn gây khó khăn cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp khi giải phóng mặt bằng triển khai dự án theo quy hoạch sau này. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, điều này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của đặc khu trong mắt các nhà đầu tư chiến lược.

Tuy nhiên, theo ông Đính, sự vào cuộc kiểm soát chặt chẽ, quyết liệt của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương bằng chủ trương dừng mọi giao dịch mua bán nhà đất chờ phê duyệt quy hoạch là không nên bởi điều này là sai luật. Việc cấm chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ dẫn tới sự đóng băng thị trường bất động sản, gây hậu quả sẽ rất nặng nề, khó hồi phục lại trong một thời gian dài.

Vân Đồn quay cuồng trong cơn sốt đất trước ngưỡng cửa đặc khu

Thậm chí, sự sụt giảm của thị trường còn có thể lan tỏa đến cả thị trường bất động sản toàn tỉnh Quảng Ninh, khiến nản lòng các nhà đầu tư thực sự, chân chính đang tham gia vào thị trường, ông Đính cho hay.

Còn theo ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hòa, quyết định tạm dừng việc chuyển nhượng đất tại các đặc khu là hoàn toàn đúng đắn. Đây là việc làm vô cùng cần thiết ở thời điềm hiện tại để ngăn chặn viễn cảnh xấu trong tương lai nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của các địa phương.

Ông Quý cho rằng, chủ trương, mục đích của các chính quyền địa phương trong việc tạm dừng giao dịch đất đặc khu là đúng, trong quá trình thực thi có xảy ra việc sai luật như các chuyên gia đã phân tích thì cũng nên thông cảm.

Trong giai đoạn này, nên chấp nhận việc đó để kịp thời ngăn chặn đầu cơ, tránh những hậu quả khó lường, bởi suy cho cùng, quy định pháp luật cũng là để đảm bảo sự phát triển hài hoà của xã hội, ông Quý nhận định. 

Nhà đầu cơ bất động sản đang đặt cược dài hơi vào đặc khu kinh tế

Nhà đầu cơ bất động sản đang đặt cược dài hơi vào đặc khu kinh tế

Leader talk -  6 năm
Cũng không có gì khó hiểu khi các nhà đầu tư tỏ ra hứng khởi đối với bất động sản đặc khu kinh tế. Nhưng họ cũng nên biết lắng nghe những tiếng nói hoài nghi.
Nhà đầu cơ bất động sản đang đặt cược dài hơi vào đặc khu kinh tế

Nhà đầu cơ bất động sản đang đặt cược dài hơi vào đặc khu kinh tế

Leader talk -  6 năm
Cũng không có gì khó hiểu khi các nhà đầu tư tỏ ra hứng khởi đối với bất động sản đặc khu kinh tế. Nhưng họ cũng nên biết lắng nghe những tiếng nói hoài nghi.
Cơn sốt đất nền được dự báo tiếp tục tăng nhiệt

Cơn sốt đất nền được dự báo tiếp tục tăng nhiệt

Bất động sản -  6 năm

Mối lo ngại về những hệ lụy của sốt giá đất nền đang trở nên rõ nét nhưng theo chuyên gia tư vấn Savills đằng sau sự sôi động đến chóng mặt vẫn có những phương thức để lựa chọn đầu tư trở nên an toàn nhất có thể.

Đặc khu kinh tế cần có sự đột phá thực sự về thể chế

Đặc khu kinh tế cần có sự đột phá thực sự về thể chế

Tiêu điểm -  6 năm

Đặc khu không chỉ cần đặc biệt về cơ chế kinh tế mà còn phải là sự đột phá thực sự về thể chế hành chính.

Giải pháp căn cơ để ngăn đầu cơ, sốt đất ảo ở đặc khu kinh tế

Giải pháp căn cơ để ngăn đầu cơ, sốt đất ảo ở đặc khu kinh tế

Bất động sản -  6 năm

Theo đại diện của công ty tư vấn bất động sản Savills, đặc khu kinh tế muốn thực sự phát triển phải có quy hoạch ngay từ đầu, trong khi đó quy hoạch của Việt Nam vốn chưa phải thế mạnh.

GS. Đặng Hùng Võ: Muốn cắt sốt đất, cán bộ địa phương đừng đi mua bán đất nữa

GS. Đặng Hùng Võ: Muốn cắt sốt đất, cán bộ địa phương đừng đi mua bán đất nữa

Bất động sản -  6 năm

Hầu hết đặc khu kinh tế xảy ra tình trạng sốt đất đều có cán bộ quản lý tham gia mua đi bán lại, do đó, để cắt cơn sốt đất thì cán bộ đừng đi mua đất nữa, thay vào đó là tuyên truyền cho người dân hiểu những hệ luỵ do nó gây ra.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  1 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  2 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  2 giờ

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Tiêu điểm -  5 giờ

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  5 giờ

Chính phủ ban hành giải pháp khắc phục bão Yagi như giảm lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh.