Leader talk
Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam
Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.
- Cần hiểu đúng về mức thuế 46% Mỹ áp cho Việt Nam 04/04/2025 10:40
Từ Hamilton đến Trump và Musk: Những người định hình lại nước Mỹ
Trong tuần qua, những động thái mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế đã lập tức gây chấn động toàn cầu.
Việc ông tuyên bố áp mức thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa từ Trung Quốc và thậm chí cả các đối tác truyền thống không chỉ là một bước đi chính trị, mà còn là lời tuyên ngôn dứt khoát về chiến lược phục hồi sản xuất nội địa.
Đối với Việt Nam – nền kinh tế có độ mở cao và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu – những chính sách này lập tức gây tác động mạnh. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, gỗ, linh kiện điện tử đang đối mặt với nguy cơ bị áp thuế.
Nhiều doanh nghiệp FDI cũng bắt đầu tạm hoãn kế hoạch mở rộng sản xuất, chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn từ Washington.
Nhưng điều quan trọng hơn là: Việt Nam cần đọc đúng bài học từ ông Trump – không chỉ là đối phó nhất thời, mà là chủ động tái thiết năng lực quốc gia trong kỷ nguyên mới.
Khi ông Donald Trump bước lên bục nhậm chức năm 2017, không ít người đã hoài nghi về khả năng điều hành của một doanh nhân chưa từng nắm giữ chức vụ chính trị. Thế nhưng, Trump đã chứng minh rằng, ông đến để thay đổi cuộc chơi.
Khẩu hiệu "Make America Great Again" là tuyên ngôn của một chương trình cải cách quốc gia dựa trên ba trụ cột: phục hồi sản xuất, kiểm soát nhập cư và tái định nghĩa vai trò của nước Mỹ trong toàn cầu hóa.
Ông Trump đánh thuế lên hàng Trung Quốc, tái đàm phán NAFTA, rút khỏi TPP và mạnh tay kêu gọi doanh nghiệp Mỹ hồi hương dây chuyền sản xuất. Đó không phải chủ nghĩa biệt lập đơn thuần, mà là thương mại có điều kiện – nơi lợi ích quốc gia được đặt lên trên hết.
Ông Trump là hiện thân của một tư tưởng từng được định hình từ thế kỷ 18: tư tưởng quốc gia mạnh nhờ năng lực sản xuất nội tại.
Người đặt nền móng cho tư tưởng ấy chính là Alexander Hamilton (1753-1804) – Bộ trưởng Tài chính đầu tiên và là kiến trúc sư của một nước Mỹ công nghiệp. Khi người Mỹ đánh bại người Anh và lập nên chính quyền mới: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, khi mọi người đều han hoan vui mừng nhưng Hamilton thì không. Ông không say sưa với chiến thắng quân sự hay tuyên ngôn độc lập – ông coi tự do của người dân Mỹ thoát khỏi sự cai trị của người Anh chỉ là phương tiện để kiến thiết một nhà nước có tổ chức, hiệu quả, thịnh vượng và trường tồn.
Trong "Report on Manufactures" năm 1791, ông viết: "Ngày nay, mọi chính khách sáng suốt đều nhận thấy và công nhận rằng sự thịnh vượng của thương mại chính là nguồn gốc hữu ích nhất và mang lại nhiều của cải nhất cho quốc gia".
Điều đáng nói là Hamilton không ngần ngại thỏa hiệp – ông ký kết các hiệp định thương mại với Anh (mà bị chỉ trích rất nhiều là nhượng bộ Anh) để tránh chiến tranh thương mại với Anh (cường quốc thương mại khi đó), để tập trung nguồn lực phát triển nội lực trong nước: Sản xuất, sản xuất và sản xuất, đó là tuyên bố của ông với nước Mỹ.
Để thực thi được tầm nhìn đó, Hamilton đề xuất thành lập Ngân hàng Quốc gia, xây dựng hệ thống thu thuế liên bang (nền tảng tài chính cho sự thịnh vượng của Mỹ), bảo hộ công nghiệp bản địa và tái cấu trúc nợ công (khá giống những gì Trump đang làm hiện nay).
Những điều này gây tranh cãi dữ dội ngày đó tại nước Mỹ, cuộc xung đột lớn nhất của giới chính trị và lãnh đạo Mỹ những ngày lập quốc – nhưng hai thế kỷ sau, nước Mỹ vẫn đang vận hành trên nền móng Hamilton xây dựng.
Nếu Hamilton là người thiết kế nhà nước, ông Trump là người cải tổ nhà nước, thì Elon Musk có thể được xem là người “vượt trên” nhà nước. Là doanh nhân công nghệ, nhưng Musk không chỉ làm ra sản phẩm – tạo ra cả một hệ sinh thái năng lực: ô tô điện (Tesla), vũ trụ (SpaceX), internet vệ tinh (Starlink), AI (xAI), và thậm chí là kết nối não người – máy tính (Neuralink).
Musk không đi theo logic chính trị truyền thống, nhưng lại là một thế lực chính trị – công nghệ. Ông phê phán các chính phủ trì trệ, chống lại văn hóa thức tỉnh, ủng hộ tự do ngôn luận, và đặc biệt: luôn nỗ lực đưa sản xuất về Mỹ, tạo việc làm và giữ công nghệ chiến lược ở trong nước.
Quốc gia không thể hùng cường nếu thiếu năng lực sản xuất nội tại
Cả Hamilton, Trump và Musk đều chia sẻ một niềm tin chung: một quốc gia không thể vững mạnh nếu không có hệ thống sản xuất mạnh, hệ thống tài chính hiệu quả và quyền lực được tổ chức chặt chẽ.
Họ không chống toàn cầu hóa, nhưng phản đối việc đánh đổi năng lực nội tại để lấy lợi ích ngắn hạn từ bên ngoài. Họ cũng không ngại va chạm – vì đối với họ, tranh luận và xung đột là một phần của tiến bộ. Dù bằng các cách thức khác nhau – nghị trường, khẩu hiệu hay công nghệ – họ đều đặt câu hỏi lớn: Làm sao để một quốc gia duy trì sức mạnh thực sự trong một thế giới bất ổn?
Hamilton là nhà thiết kế thể chế vĩ đại. Công cụ của ông là luật pháp, tài chính và tổ chức nhà nước. Ông thiết lập nên Ngân hàng Trung ương, tiền thân của FED hiện nay, một hành động quá phi thường khi đó. Còn Trump là nhà cải cách thực dụng. Công cụ của ông là đòn bẩy chính trị, truyền thông và quyền lực hành pháp còn Musk là người tạo ra quyền lực bên ngoài hệ thống. Công cụ của Musk là công nghệ, dữ liệu và ảnh hưởng xã hội.
Có thể nói, Hamilton xây nền móng. Trump làm mới hệ thống. Musk thì tạo ra một cấu trúc song song, nơi công nghệ có thể thay thế một phần nhà nước. Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 21, nước Mỹ luôn cần những nhân vật như Hamilton, Trump và Musk – những người không ngại đảo lộn trật tự, không ngại bị ghét bỏ, không ngại bị hiểu lầm.
Họ không đại diện cho số đông, nhưng lại đại diện cho một sức mạnh cốt lõi: khả năng định hình lại thực tại bằng tư duy – ý chí – và hành động có hệ thống.
Trong một thế giới hỗn loạn, có lẽ điều còn thiếu không phải là ý tưởng, mà là những người dám đi đến cùng một ý tưởng – dù phải trả giá. Hamilton đã chết vì một cuộc đấu súng. Trump đối mặt với hàng loạt vụ kiện. Musk bị chỉ trích hằng ngày. Nhưng ai có thể phủ nhận rằng: họ đã – đang – và sẽ tiếp tục làm thay đổi nước Mỹ, theo cách rất riêng của mình.

Bài học cho Việt Nam: Kiến tạo chính quyền – hồi sinh sản xuất – cải cách thể chế
Việt Nam đang ở "điểm nút" của thời đại, của sự dịch chuyển. Sau đại dịch Covid, giữa làn sóng công nghệ và biến động địa chính trị, câu hỏi lớn đặt ra là: Chúng ta sẽ chỉ ứng phó, hay chủ động tái thiết nền kinh tế, tái thiết thể chế và tạo lập một xã hội văn minh, hiện đại?
Thật tuyệt vời khi Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một tầm nhìn mới về "kỷ nguyên mới" của dân tộc, mở ra cơ hội để đất nước phát triển, vươn mình.
Để làm được điều đó, trước hết, chúng ta phải xây dựng được một chính quyền mạnh và kiến tạo. Nhà nước không chỉ quản lý, mà phải có khả năng hoạch định, thực thi và truyền cảm hứng.
Hệ thống công vụ cần mở cho người tài – không giới hạn bởi thâm niên hay bằng cấp. Việt Nam cần đào tạo thế hệ chính khách mới – có bản lĩnh chính trị, khả năng ra quyết định và tinh thần phục vụ quốc gia.
Thứ hai, việc tái cơ cấu bộ máy hành chính cần được thực hiện như một startup: Rõ vai trò, nhanh ra quyết định, có phản hồi tức thời từ người dân – doanh nghiệp. Chính phủ cần số hóa toàn diện, loại bỏ thủ tục giấy tờ trung gian, triển khai AI và dữ liệu lớn trong điều hành công.
Thứ ba, Việt Nam cần hồi sinh nền sản xuất nội địa. Giống như cách Hamilton bảo hộ công nghiệp bằng thuế quan, Trump hồi sinh thép và xe hơi, Musk nội địa hóa công nghệ lõi, Việt Nam cần xây nền công nghiệp chiến lược – ngoài nông nghiệp – bằng chính sách thuế, tín dụng, đặt hàng công và quỹ đổi mới sáng tạo.
Chúng ta cần phát triển đặc khu công nghệ cao, nơi nhà nước cùng doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm.
Và cuối cùng, công cuộc cải cách thể chế cần thực chất, không thể chỉ là hình thức. Thể chế phải nuôi dưỡng đổi mới. Việt Nam cần mô hình "thử nghiệm chính sách", cơ chế đánh giá độc lập, minh bạch và sự tham gia thực chất của người dân vào quá trình hoạch định chính sách.
Việt Nam không thể chậm bước trong kỷ nguyên mới. Thế kỷ 21 không chờ đợi ai. Việt Nam không thể mãi phụ thuộc vào tài nguyên, lao động rẻ hay viện trợ quốc tế.
Những năm tháng này chính là thời điểm phù hợp nhất, hội tụ nhất để phát triển một Việt Nam mới: mạnh về tư duy, sản xuất, mạnh về thể chế và mạnh bằng chính năng lực của người Việt Nam.
ADB: Triển vọng kinh tế Việt Nam 2025 đối mặt bất ổn cao
Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách
Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.
Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ
Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử
Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.
Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách
Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.
Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại
Chủ tịch những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam như SSI, Masan, Thế Giới Di Động đều cho rằng, trước những lo ngại tiêu cực về thuế quan, Việt Nam nên tự tin trên sân nhà.
Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất
Thuế đối ứng 46% từ Mỹ là cú sốc nhưng cũng là lúc doanh nghiệp Việt tái cấu trúc theo bốn trụ cột, với kỳ vọng hỗ trợ chính sách kịp thời từ Nhà nước.
Mỹ tăng thuế, doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sẽ ứng xử ra sao?
Dù Mỹ tăng thuế quan lên các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, sẽ khó có tình trạng doanh nghiệp rút khỏi Việt Nam.
'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.
UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng
Lần tăng vốn mới này giúp vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2021.
Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam
Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.
Du lịch Diên Khánh, có thể bạn chưa biết?
Từng là thủ phủ Khánh Hòa xưa, Diên Khánh mang trong mình lớp lớp thăng trầm lịch sử, cuốn người ta vào một miền ký ức dung dị mà sâu xa.
Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách
Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.
Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).