Doanh nghiệp
Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ
Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Là một doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group thẳng thắn nhìn nhận rủi ro từ việc Mỹ áp thuế với hàng hóa Việt Nam vẫn rất cao, đặc biệt khi chính quyền ông Trump đang có những bước đi ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Mỹ.
Các đối tác nhập khẩu của Vina T&T tại Mỹ nói với ông Tùng rằng các chính sách mà ông Trump đang ảnh hưởng rất nhiều đến công việc làm ăn của họ và áp lực tăng giá hàng hóa bắt đầu gây xáo trộn thị trường tiêu dùng.
“Lúc trước người ta mua hàng có 10 đồng nhưng hiện nay người ta phải bỏ tới 15 đồng để mua một món hàng trong khi thu nhập không tăng", ông Tùng nói và cho biết thêm các doanh nghiệp Mỹ cũng rất hoang mang về vấn đề chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải liên tục chạy đua với thời gian. Vina T&T phải dốc sức đẩy hàng đi ngay trước thời điểm thuế 10% có hiệu lực vào ngày 4/4, sau đó lại tiếp tục chuẩn bị cho giai đoạn thuế 46% bắt đầu chỉ năm ngày sau đó. Điều đó đồng nghĩa mọi lô hàng buộc phải rời cảng trước đầu tuần đầu tháng 4.
"Đây là một bài toán đầy áp lực về logistics và vận hành", ông Tùng nói trong cuộc toạ đàm về các kịch bản và ứng phó với Mỹ áp thuế tổ chức hôm nay.
Ông Tùng nhìn nhận thời gian hoãn thuế 90 ngày được chính quyền Mỹ đưa ra là một cơ hội với các doanh nghiệp, trong đó có Vina T&T. Ngay sau khi có thông tin hoãn áp thuế, doanh nghiệp này đã nhận được cuộc gọi của đối tác Mỹ từ lúc 3h sáng theo giờ Việt Nam đề nghị khôi phục các đơn hàng xuất khẩu bình thường.
Tuy nhiên, đây cũng đồng thời cũng là một ẩn số lớn. Doanh nghiệp Việt vừa mừng vừa lo, bởi không ai biết liệu có thêm thay đổi nào nữa trong thời gian này hay không. Việc ông Trump có thể rút ngắn thời gian hoãn thuế hay các doanh nghiệp dù cố gắng hết sức vẫn không kịp sản xuất và “chạy hàng” đúng hạn, là những kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.
Điều này khiến các kế hoạch kinh doanh trở nên mong manh, buộc không chỉ doanh nghiệp Việt mà cả đối tác Mỹ cũng phải điều chỉnh chiến lược.
"Họ thậm chí lên kế hoạch theo từng tuần chứ không theo từng tháng như trước đây", ông Tùng chia sẻ.

Để thích ứng, Vina T&T liên tục trao đổi với các đối tác nhằm đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp. Doanh nghiệp cũng chủ động chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm bớt cú sốc thị trường và duy trì sức cạnh tranh.
Trong trường hợp Mỹ áp thuế 46%, ông Tùng cho biết, các doanh nghiệp Việt phải liên kết lại để có thể giảm giá thành sản phẩm từ 16-17% để có thể giữ chỗ đứng trên đất Mỹ. Để làm được như vậy đòi hỏi nỗ lực lớn từ toàn bộ chuỗi cung ứng, từ doanh nghiệp bao bì, đơn vị logistics đến doanh nghiệp xuất khẩu.
Việc chuyển sang hình thức bán hàng theo điều kiện FOB, trong đó doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm giao hàng đến cảng còn khách hàng sẽ lo phần vận chuyển tiếp theo, cùng với việc đàm phán giảm giá cước tàu, là một phần trong chiến lược thích nghi chủ động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Tùng cũng thừa nhận thực tế rằng không phải người Mỹ nào cũng sẵn sàng bỏ thêm tiền mua trái cây nhập khẩu khi thuế tăng. Do đó, Vina T&T đã đẩy mạnh mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đặc biệt, Vina T&T đã có mặt ở thị trường Trung Quốc từ hai năm qua và đang tiếp nhận nhiều đoàn công tác tìm hiểu hợp tác. Đa dạng hóa thị trường là cách để không phụ thuộc vào một đầu ra duy nhất.
Bên cạnh thuế, ông Tùng cũng bày tỏ lo ngại về sự dè dặt của các ngân hàng.
"Tôi thấy các ngân hàng gọi điện cho tôi liên tục hỏi tình hình xuất khẩu có bị ảnh hưởng không. Họ lo doanh nghiệp không trả được nợ", ông Tùng kể.
Trong bối cảnh đầy bất ổn này, ông cho rằng các chính sách như giãn thời gian trả nợ, điều chỉnh lãi suất nên được cân nhắc sớm, nhất là với các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu vẫn còn đơn hàng, còn khả năng xoay sở.
Các ngân hàng gọi điện cho tôi liên tục hỏi tình hình xuất khẩu có bị ảnh hưởng không. Họ lo doanh nghiệp không trả được nợ.

Theo ông Tùng, mức thuế 10% cho hàng Việt xuất vào Mỹ hiện tại giống như một phép thử về phản ứng của thị trường.
CEO Vina T&T cũng cho rằng, cần phân loại từng ngành nghề trong đàm phán với Mỹ, bởi không phải ngành nào cũng giống nhau. Riêng với rau quả, Việt Nam không chỉ có thể chứng minh rõ nguồn gốc xuất xứ mà còn đang nhập siêu từ Mỹ, điều này giúp việc đàm phán thuận lợi hơn so với các ngành sử dụng nguyên liệu từ các quốc gia mà Mỹ đối đầu.
Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử
Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại
Chủ tịch những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam như SSI, Masan, Thế Giới Di Động đều cho rằng, trước những lo ngại tiêu cực về thuế quan, Việt Nam nên tự tin trên sân nhà.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.