Leader talk

Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách

Dũng Phạm Thứ bảy, 12/04/2025 - 08:18
Nghe audio
0:00

Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.

Mới đây, chính quyền Mỹ thông báo tạm dừng triển khai mức thuế quan mới trong vòng 90 ngày để mở ra đàm phán song phương.

Động thái diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố áp mức thuế quan 46% lên hàng hóa Việt Nam, dự kiến có hiệu lực từ ngày 9/4, trong khuôn khổ chính sách thuế mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% là một “khoảng lặng tạm thời" chứ không phải là sự bảo đảm. Nhưng khoảng lặng này cũng là lúc chuyển hóa khủng hoảng thành cải cách và doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị cho một thế giới biến động nhanh chóng, từ ưu đãi thuế đến chuỗi cung ứng toàn cầu trong kỷ nguyên mới.

Áp lực cải cách từ thuế quan

Các chuyên gia cho rằng đây là khởi đầu của một thời kỳ mới với việc Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích nghi và vươn tầm.

Ông Nguyễn Trí Hiếu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản Toàn Cầu láy ví dụ một lô hàng trị giá 100 USD (FOB hoặc CIF) sẽ phải chịu thêm 46 USD tiền thuế nếu bị áp theo mức đề xuất của Mỹ trước khi trì hoãn 90 ngày, cộng với chi phí vận hành, lưu kho, phân phối và lợi nhuận (10-15 USD), đẩy giá bán tại Mỹ từ khoảng 110 USD lên gần 160 USD.

“Dù hiện tại tạm chưa phải trả 46 USD này, doanh nghiệp vẫn cần cơ cấu lại chiến lược giá và thị trường,” ông nói.

Đặc biệt, các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, điện tử, đồ gỗ, nông sản và thủy sản – vốn phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ, chiếm tới 30% kim ngạch xuất khẩu – đang được đặt vào trạng thái cảnh báo. Nếu không kịp thời chuyển hướng, nguy cơ bị tổn thương dài hạn vẫn hiện hữu, bất kể đàm phán hiện nay có mang lại kết quả tạm thời ra sao.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tất Thịnh, cố vấn Viện Doanh trí, nhận định: “Việt Nam đang đối mặt với sự phơi bày của cấu trúc kinh tế phụ thuộc."

Nhiều sản phẩm mang nhãn “Made in Vietnam” chỉ thực sự là “Assembled in Vietnam”, phản ánh giá trị gia tăng nội địa rất thấp. Điều này khiến Việt Nam có thể trở thành đối tượng của các biện pháp trừng phạt thương mại dù chưa nêu đích danh mục tiêu cũng như chưa công bố kết quả đàm phán cuối cùng.

Đồng thời, dù Mỹ đã tạm dừng áp thuế, làn sóng FDI có thể vẫn bị ảnh hưởng bởi lo ngại dài hạn. Các công ty đa quốc gia vốn đầu tư vào Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ có thể phải xem xét lại chuỗi cung ứng, cơ cấu sản xuất và mức độ rủi ro chính sách.

Vấn đề việc làm, năng lực cạnh tranh và sức bật của doanh nghiệp trong nước cũng đứng trước thách thức lớn.

Ngoài ra, cán cân thanh toán nếu tiếp tục thâm hụt sẽ tạo áp lực lên tỷ giá. “Đồng Việt Nam có thể mất giá mạnh nếu dòng vốn rút đi, gây ảnh hưởng lan tỏa đến ổn định vĩ mô,” ông Hiếu cảnh báo.

Cơ hội xen thách thức

Ở một góc nhìn khác, ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ, cho rằng thuế quan chỉ là một phần của chiến lược kinh tế - địa chính trị phức tạp.

Trước khi trì hoãn áp thuế, Việt Nam nằm trong nhóm bốn nước chịu thuế cao nhất, chỉ sau Trung Quốc. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển như Israel, Singapore hay các nước EU chỉ phải chịu mức 10–15%.

“Thuế quan là công cụ đa mục tiêu của ông Trump: bảo vệ việc làm Mỹ, hạn chế hàng Trung Quốc trung chuyển và yêu cầu đối tác chia sẻ lại lợi ích thương mại,” ông Vinh giải thích.

Việc Mỹ muốn cân bằng lại cán cân thương mại không phải là diễn biến nhất thời, mà là sự điều chỉnh chiến lược sản xuất và đầu tư toàn cầu.

Dẫn số liệu cứ mỗi 1 tỷ USD thâm hụt thương mại, Mỹ mất khoảng 10.000 lao động trực tiếp, ông Vinh cho rằng trong bối cảnh khẩu hiệu “Make America Great Again” (MAGA) trở lại, việc tái nội địa hóa sản xuất tại Mỹ sẽ còn tiếp diễn, bất chấp kết quả đàm phán cụ thể với Việt Nam.

Chia sẻ mới đây trên trang cá nhân, TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên cao cấp chuyên ngành tài chính - kế toán, Đại học Bristol (Anh) đánh giá doanh thu và lợi nhuận các công ty sẽ vẫn yếu và tăng trưởng toàn cầu nhiều khả năng sẽ vẫn suy giảm bởi ảnh hưởng từ thuế quan.

“Như Thủ tướng Singapore từng nhận định, Mỹ chỉ chiếm chưa đến 20% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu và sẽ còn điều chỉnh. Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã chủ động đàm phán nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với các đối tác mới.

Do đó, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi đã sở hữu mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng khắp,” ông Tuấn phân tích.

Đàm phán trước mắt – Cải cách dài hạn

Dù vậy, theo ông Tuấn, việc thâm nhập các thị trường mới không hề dễ dàng vì doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí lớn hơn để xây dựng hệ thống phân phối, phát triển thương hiệu và thâm nhập từng thị trường.

Lợi nhuận có thể sụt giảm, nhưng điều quan trọng là các doanh nghiệp dần nhận ra không thể tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ.

Những khó khăn như vậy đôi khi lại là điều tích cực, khi buộc các chính phủ phải cắt giảm các rào cản và “chi phí ngầm”, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Nếu bị áp thêm 30% thuế quan nhưng chi phí không tên trong nước giảm được 40%, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động xuất khẩu bình thường”, ông Tuấn nhận định.

Giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp từ các đoàn thanh tra, hạn chế những chi phí “không chính thức” như nhiều báo cáo về năng lực cạnh tranh đã từng chỉ ra, sẽ giúp doanh nghiệp có thêm dư địa để tự xoay xở, thích ứng với những biến động bên ngoài.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu kêu gọi doanh nghiệp cần lập tức đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm lệ thuộc Mỹ, tối ưu chi phí, quản trị rủi ro tỷ giá và dự phòng các kịch bản xấu nhất như giảm sản xuất hoặc chuyển hướng đầu tư.

Ông Thịnh bổ sung rằng mức thuế 46% là “đòn cảnh báo” cho mô hình phát triển dựa quá nhiều vào FDI và chuỗi cung ứng bên ngoài. “Việt Nam cần nội lực sản xuất thật sự mạnh mẽ để không bị bất kỳ quốc gia nào chi phối,” ông nhận định.

Trong khi đó, ông Vinh cho biết dù có những tín hiệu tích cực nhưng không đảm bảo rằng nguy cơ đã qua đi. “Cửa đàm phán mở ra là cơ hội vàng để Việt Nam điều chỉnh chiến lược, định hình lại vị thế,” ông Vinh cho biết.

Đồng thời, vị đại sứ cũng nhấn mạnh rằng nếu Việt Nam chứng minh rằng hợp tác đôi bên cùng có lợi, không chỉ tránh được áp thuế mà còn mở ra tiềm năng thu hút thêm đầu tư từ Mỹ và các đồng minh.

Trước bối cảnh đó, ông Thịnh đánh giá cách tiếp cận mềm mại, không đối kháng của Việt Nam là hợp lý trong thời điểm này.

Nhưng về lâu dài, theo ông, Việt Nam cần chuẩn bị cho một thời kỳ cạnh tranh khốc liệt về chuỗi cung ứng, công nghệ và thể chế. Đồng thời, đây là lúc cần thúc đẩy cải cách để doanh nghiệp không chỉ làm thuê gia công mà thực sự làm chủ sản phẩm và thị trường.

Trước mắt, có thể một số ngành phải hy sinh lợi ích ngắn hạn, nhưng phần thưởng dài hạn là một nền kinh tế tự chủ hơn, có sức bật thực sự từ đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và mạng lưới đối tác rộng mở hơn cả Mỹ.

“Chúng ta không chỉ cần vượt qua cơn bão thuế quan, mà còn cần bước vào một giai đoạn phát triển dựa trên thực lực,” ông Thịnh cho biết.

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

Tài chính -  3 ngày
Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?
ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

Tài chính -  3 ngày
Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?
Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tài chính -  3 ngày

Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.

Mỹ áp thuế ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản

Mỹ áp thuế ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản

Bất động sản -  3 ngày

Bất động sản công nghiệp và nhà ở tầm trung sẽ là hai phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nếu Mỹ áp thuế cao đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

AmCham, VCCI cùng kiến nghị Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

AmCham, VCCI cùng kiến nghị Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

Tiêu điểm -  5 ngày

Mức thuế cao bất ngờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như quan hệ song phương.

Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại

Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại

Leader talk -  2 ngày

Chủ tịch những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam như SSI, Masan, Thế Giới Di Động đều cho rằng, trước những lo ngại tiêu cực về thuế quan, Việt Nam nên tự tin trên sân nhà.

Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất

Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất

Leader talk -  2 ngày

Thuế đối ứng 46% từ Mỹ là cú sốc nhưng cũng là lúc doanh nghiệp Việt tái cấu trúc theo bốn trụ cột, với kỳ vọng hỗ trợ chính sách kịp thời từ Nhà nước.

Mỹ tăng thuế, doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sẽ ứng xử ra sao?

Mỹ tăng thuế, doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sẽ ứng xử ra sao?

Leader talk -  6 ngày

Dù Mỹ tăng thuế quan lên các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, sẽ khó có tình trạng doanh nghiệp rút khỏi Việt Nam.

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Leader talk -  1 tuần

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.

Kinh tế trưởng SSI: 46% chưa phải mức thuế chính thức Mỹ áp với Việt Nam

Kinh tế trưởng SSI: 46% chưa phải mức thuế chính thức Mỹ áp với Việt Nam

Leader talk -  1 tuần

Mức thuế 46% mà Mỹ áp đối với Việt Nam là mức trần để đàm phán, sau đó có thể giảm xuống, chứ không phải đã cố định và áp dụng mãi mãi.

Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách

Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách

Leader talk -  2 phút

Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.

Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư

Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.

Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng

Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).

FPT xuất hiện trên áo đấu câu lạc bộ bóng đá Chelsea

FPT xuất hiện trên áo đấu câu lạc bộ bóng đá Chelsea

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Tập đoàn FPT đã chính thức trở thành đối tác công nghệ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đánh dấu bước tiến lớn trong chiến lược toàn cầu hóa.

'Phát sốt' với 2 dòng căn hộ siêu sang tại dự án Sun Group bên sông Hàn, Đà Nẵng

'Phát sốt' với 2 dòng căn hộ siêu sang tại dự án Sun Group bên sông Hàn, Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Sở hữu bất động sản hạng sang ngày càng trở thành xu hướng của giới tinh hoa. Minh chứng là những căn hộ hạng sang tại tổ hợp đẳng cấp Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng liên tục được “săn lùng”, đặc biệt là loại căn hộ Dual Front và Duplex.

G7 Taxi mua 899 ô tô điện VinFast từ Xanh SM

G7 Taxi mua 899 ô tô điện VinFast từ Xanh SM

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.

Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng

Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng

Bất động sản -  16 giờ

Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt