Bất động sản
Bùng nổ vốn đăng ký đầu tư bất động sản, mừng hay lo?
Theo Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - TS. Lê Xuân Sang, vốn đầu tư đăng ký mới trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng mạnh không có nghĩa là thị trường bất động sản đã quá nóng và mất kiểm soát.
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy bất động sản đang là ngành kinh doanh hấp dẫn nhà đầu tư. Trong 10 tháng đầu năm 2017, có hơn 4.000 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 284.000 tỉ đồng, tăng hơn 67% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 28% tổng vốn đầu tư vào các ngành nghề.
Bên cạnh đó, nguồn cung bất động sản hiện nay vẫn đang tăng mạnh trong khi sức hấp thụ còn hạn chế, làm dấy lên lo ngại nguy cơ dư cung bất động sản.
TheLEADER đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về vấn đề những lo ngại này.
Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến vốn đăng ký đầu tư bất động sản tăng mạnh?
TS. Lê Xuân Sang: Các yếu tố chủ chốt khiến vốn trên thị trường bất động sản tăng cao thứ nhất là do thị trường bất động sản đang trên đà hồi phục và phát triển, mang lại khả năng thu lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư bất động sản kỳ vọng kinh tế tăng trưởng sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản và họ sẽ được hưởng lợi.
Nhân tố thứ hai, là trong hơn một năm qua từ khi tập trung xây dựng chính phủ kiến tạo, Chính phủ đã đấu tranh với tham nhũng, sai phạm. Điều này trong chừng mực đã phục hồi niềm tin trong chủ thể của nền kinh tế và bất động sản cũng là không ngoại lệ.
Nhân tố thứ ba là Việt Nam đã tổ chức thành công APEC được cộng đồng thế giới đánh giá cao, trong đó có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp với việc tham gia phát triển các dự án bất động sản, du lịch phục vụ sự kiện này.
Đó là ba nhấn tố đã thúc đẩy, khích lệ đầu tư, làm tăng số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và đầu tư vốn vào lĩnh vực bất động sản.
Theo ông, lượng vốn đăng ký nhiều vào thị trường bất động sản như hiện nay có đáng lo ngại không?
TS. Lê Xuân Sang: Nếu chỉ nhìn vào những con số báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thấy thị trường bất động sản sắp bùng nổ. Tuy nhiên, bình tĩnh lại để nhìn nhận và xem xét các chỉ số này thông qua sự phát triển của thị trường bất động sản thì có thể thấy rằng những con số này chưa thực sự đáng lo ngại.
Cụ thể, đến tháng 11/2017 số doanh nghiệp xây dựng thành lập mới tăng 9,1%, thấp hơn số doanh nghiệp so với ngành khác.
Số vốn của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào bất động sản trong 10 tháng đầu năm cũng không nhiều, mới chiếm hơn 7,2% so với tổng số vốn đăng ký hơn 28 tỷ USD.
Một chỉ số nữa là chỉ số CPI nhà ở và vật liệu xây dựng cho thấy, 11 tháng đầu năm mức giá tăng 4,25%, thấp hơn nhiều so với ngành khác, riêng tháng 11 lại giảm 0,05%.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu trong phiên họp Quốc hội vừa qua, đến 27/11 tổng tín dụng cho bất động sản là hơn 400.000 tỷ đồng, cho thấy tín dụng bất động sản tăng trưởng chậm hơn so với năm ngoái.
Các chỉ số đều cho thấy không có nguồn vốn ồ ạt chảy vào bất động sản và không có sự phát triển nóng trong ngắn hạn.

Hiện nguồn cung trên thị trường bất động sản rất lớn trong khi nguồn vốn đăng ký mới tiếp tục tăng cao liệu có dẫn đến khủng hoảng thừa trên thị trường bất động sản?
TS. Lê Xuân Sang: Mức cung trên thị trường bất động sản vẫn lớn hơn nhiều mức cầu, khoảng 50 - 65%. Với mức cung như vậy và một vài dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp vẫn đổ vốn vào thị trường bất động sản, câu hỏi là liệu có rủi ro hay không?
Tôi cho rằng, rủi ro là có nhưng chưa đến mức quá lo ngại, bởi chưa có gì quá nóng và mất kiểm soát trên thị trường.
Gần đây có dấu hiệu cho thấy sự quá tải nguồn cung nhà ở, đặc biệt là tại phân khúc căn hộ chung cư. Trong khi đó, nguồn cầu bất động sản lại không tăng như kỳ vọng.
Nếu có biến cố từ nền kinh tế, việc tăng trưởng kinh tế không cao khiến người dân không có tiền mua nhà sẽ tạo ra những rủi ro cho chính các nhà phát triển bất động sản.
Nghiêm trọng hơn, các nhà phát triển bất động sản cũng như các nhà đầu tư lớn thường có đòn bẩy vay nợ lớn từ ngân hàng. Chính vì vậy, khi dự án không có khả năng thanh khoản hoặc thanh khoản chậm sẽ dẫn đến khả năng nợ xấu của ngân hàng. Điều này rất nguy hiểm.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế chính là xuất phát từ thị trường bất động sản. Do đó, việc theo dõi giám sát thông tin biến động về kinh tế và bất động sản là phải thường xuyên để có giải pháp kịp thời.
Hiện tại chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống thông tin về các chỉ số bất động sản theo từng khu vực địa lý cụ thể và đặc biệt theo phân ngách của thị trường. Các thông tin trên thị trường hiện nay chủ yếu là do các đơn vị phát triển bất động sản cung cấp. Điều này xét trên một khía cạnh nào đó còn thiếu khách quan, minh bạch.
Dòng vốn đổ vào bất động sản lớn sẽ tác động đến kinh tế vĩ mô ra sao, thưa ông?
TS. Lê Xuân Sang: Bất động sản là ngành bao hàm rất nhiều ngành nghề khác, hơn 100 ngành. Ngành bất động sản phát triển sẽ tạo ra tăng trưởng, thu nhập và việc làm, tạo ra hiệu ứng của cải. Những người đầu tư, kinh doanh bất động sản sẽ nắm bắt được sự tăng trưởng của thị trường để chi tiêu, đầu tư mua bán, mạnh tay hơn.
Điều này một mặt tạo ra sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác nếu chi tiêu thái quá sẽ dẫn đến sự thiếu bền vững trong kinh tế vĩ mô trung và dài hạn.
Về nguyên tắc, một khi tăng trưởng bất động sản quá lớn sẽ dẫn đến việc hiệu ứng lan toả và có khả năng xảy ra lạm phát.
Trong 11 tháng đầu năm 2017 vừa qua chưa cho thấy hiện tượng đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải lưu ý, theo dõi kịp thời để điều chỉnh linh hoạt việc tăng trưởng của thị trường bất động sản nhằm mang lại nhiều tác động tích cực hơn cho nền kinh tế và tránh những tác động tiêu cực.
Ông dự báo như thế nào về thị trường bất động sản năm 2018?
TS. Lê Xuân Sang: Dự báo về mức giá của một mặt hàng, kể cả bất động sản là một vấn đề rất khó, kể cả các nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ thì dự báo nhiều khi vẫn không chính xác. Đây là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng.
Quay lại thị trường Việt Nam, mức cầu bất động sản hiện đang thấp hơn mức cung, cùng với đó là việc cơ sở hạ tầng tại Hà Nội và TP. HCM chưa hoàn thiện, tắc nghẽn giao thông vẫn chưa được giải quyết triệt để, chất lượng của dự án cũng như các nhân tố khác còn nhiều vấn đề cần phải bàn.
Do đó, tôi cho rằng, thị trường bất động sản trong năm 2018 nóng lên là không có, trừ một số dự án có vị trí, chất lượng tốt, chủ đầu tư đã xây dựng được thương hiệu đối với khách hàng mua nhà.
Bên cạnh đó, một điều chắc chắn là sự cạnh tranh trên thị trường thời gian tới là rất lớn do nguồn cung tăng mạnh.
Xin cảm ơn ông!
Phó chủ tịch CEN Group nhận diện thách thức của bất động sản 2018
Giá văn phòng cho thuê tại TP. HCM tăng mạnh
Chủ đầu tư các toà nhà văn phòng đang ngày càng tự tin nâng cao giá thuê vì thiếu hụt nguồn cung văn phòng hạng A ở trung tâm TP. HCM.
Nhà đầu tư nước ngoài săn lùng dự án nghỉ dưỡng
CBRE Việt Nam vứa công bố bản nghiên cứu về xu hướng bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng châu Á – Thái Bình Dương quý 3 năm 2017.
Năm 2018 sẽ ban hành bộ quy tắc đạo đức kinh doanh bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề ra các nhiệm vụ trọng tâm là ban hành Bộ Quy tắc đạo đức trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản với nội dung đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, chính trực trong kinh doanh.
Cam kết lợi nhuận: Diệu kế bán bất động sản nghỉ dưỡng và hệ lụy
Đã có khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng ăn trái đắng vì chủ đầu tư chạy đua cam kết lợi nhuận nhưng thất hứa, làm ảnh hướng đến những chủ đầu tư nghiêm túc và tác động đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vốn non trẻ nhưng đầy tiềm năng.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.