Phó chủ tịch CEN Group nhận diện thách thức của bất động sản 2018
Thu Phương
Thứ hai, 11/12/2017 - 14:19
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT CEN Group, thách thức lớn nhất của thị trường bất động sản 2018 là nguồn cung sản phẩm sẵn sàng chào bán cao hơn cầu rất nhiều.
Nhiều dự án căn hộ đang 'ẩn mình' chờ ngày tung ra thị trường
Sức hấp thụ yếu đi
Ông Hưng ước tính, tổng nguồn cung dự trữ trên thị trường bất động sản có khả năng tung ra bán khoảng 400.000 đơn vị sản phẩm, trong đó, tại Hà Nội khoảng 150.000, TP. HCM 189.000, còn lại là tại các thị trường khác.
“Với số lượng sản phẩm này, chúng ta có thể yên tâm về nguồn cung bất động sản trong khoảng 4 – 5 năm tới. Nếu không có dự án mới ra mắt thì vẫn có thể đủ sức cung cấp cho thị trường”, ông Hưng khẳng định.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch CEN Group lo ngại, hiện trên thị trường vẫn còn rất nhiều dự án căn hộ đang xếp hàng chờ dưới mọi hình thức: xin giấy phép, chờ phê duyệt, chuẩn bị khởi công. Do đó, thách thức trên thị trường bất động sản trong thời gian tới là rất lớn.
"Nguồn cung này sẽ là thách thức lớn đối với sự phát triển của thị trường bất động sản trong năm 2018", ông Hưng nhấn mạnh.
Về nguồn cầu, hiện cả hai thị trường Hà Nội và TP. HCM mỗi năm tiêu thụ được khoảng 50.000 sản phẩm. Mặc dù tổng lượng sản phẩm bán được có thể tăng lên nhưng do cung cũng tăng mạnh nên tỷ lệ hấp thụ chia đều cho mỗi dự án yếu đi.
Điều này khác hẳn so với thời gian trước khi nguồn cung ngang bằng cầu khiến dự án chỉ cần ra mắt là có thể dễ dàng bán được hàng.
Ông Hưng xem nguồn cung dự trữ lớn như một cảnh báo đối với thị trường bất động sản và các chủ đầu tư dự án.
"Các nhà phát triển dự án bất động sản cần tìm lợi thế cạnh tranh riêng của mình, định vị rõ thương hiệu và uy tín của mình mới có thể hy vọng có được thanh khoản. Thay vì dùng sức ép lên môi giới để bản hàng phải dùng sức hút nội tại của dự án", ông Hưng nhấn mạnh.
Đồng quan điểm về vấn đề này, tại Hội thảo “Thị trường bất động sản Việt Nam 2017 - 2018: Toàn cảnh và dự báo' tổ chức cuối tuần trước, chuyên gia kinh tế - tài chính TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, nguồn cung căn hộ đang tăng lên rất mạnh. Trong khi đó, nguồn cầu còn hạn chế khiến thanh khoản của nhiều dự án gặp khó khăn.
Tuy nhiên, ông Lực cũng thừa nhận là tính thanh khoản còn phụ thuộc nhiều vào từng dự án, vị trí, chất lượng, chủ đầu tư.
"Song nhìn chung, thị trường bất động sản sẽ gặp thách thức rất lớn trong thời gian tới, đặc biệt là tại phân khúc bất động sản trung và cao cấp", ông Lực nhận định.
Đón lõng nhu cầu
Dự báo về nguồn cung phân khúc sản phẩm trong thời gian tới, ông Hưng cho rằng, bất động sản trung và cao cấp sẽ tiếp tục chiếm ưu thế.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch CEN Group
Đứng trên quan điểm của nhà đầu tư bất động sản, Phó chủ tịch HĐQT CEN Group cho rằng, nguồn tài nguyên quỹ đất là hữu hạn, trong khi đó, nhà đầu tư luôn muốn tối ưu hoá lợi nhuận.
"Nếu xây nhà giá rẻ sẽ không đạt được doanh thu như mong muốn. Ngược lại, phát triển dự án nhà ở cao cấp là sản phẩm chất lượng cao từ khâu tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, đương nhiên giá trị sản phẩm sẽ cao hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho chủ đầu tư", ông Hưng nhận xét.
Về vấn đề này, ông Hưng cũng nhận định một thực tế là "người tổn thương nhiều nhất là khách hàng mua nhà", đặc biệt là người có thu nhập thấp. Nhưng ông cho rằng, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội."Còn đối với việc khuyến khích nhà ở giá rẻ thì rất không nên", ông Hưng nhận định.
Trước câu hỏi về khả năng thanh khoản của phân khúc bất động sản cao cấp nếu đầu tư quá nhiều dự án như vậy sẽ như thế nào, Phó chủ tịch CEN Group cho rằng, điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng của kinh tế và tầng lớp trung lưu của Việt Nam. Nếu kinh tế phát triển tốt, người dân có tiền mua nhà, thanh khoản sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, phân khúc trung và cao cấp chắc chắn sẽ phát triển. Các khách hàng trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đầu tư sang những nước phát triển, làm cho giá bất động sản của những nước đó bị kéo theo.
Hiện nay, Hàn Quốc đang có cộng đồng hàng trăm nghìn người sống ở Việt Nam và sẽ quan tâm đến bất động sản trung và cao cấp trong 2-3 năm tới.
"Người giàu nước ngoài mua bất động sản trong nước sẽ khiến cho giá nhà tiếp tục tăng. Chủ đầu tư sẽ "đón lõng" đối tượng khách hàng nước ngoài có thu nhập cao để phát triển những dòng bất động sản phù hợp với nhu cầu của họ", ông Hưng nhận định.
Đã có khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng ăn trái đắng vì chủ đầu tư chạy đua cam kết lợi nhuận nhưng thất hứa, làm ảnh hướng đến những chủ đầu tư nghiêm túc và tác động đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vốn non trẻ nhưng đầy tiềm năng.
Năm 2018 không có tình trạng bong bóng bất động sản vì Chính phủ đã có những công cụ để quản lý và giám sát, cơn sốt đất nền vùng ven thời gian qua đã được bình ổn trong một thời gian ngắn.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản chuyển đơn của một số cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đến UBND TP. Hà Nội, đề nghị kiểm tra giải quyết và thông báo kết quả cho Văn phòng Chính phủ.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.