Cá rô phi kỳ vọng xuất khẩu tỷ đô

Hoàng Đông Thứ tư, 28/05/2025 - 18:29
Nghe audio
0:00

Cá rô phi đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi, được kỳ vọng trở thành chân kiềng thứ ba của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bên cạnh tôm và cá tra.

Việt Nam có nhiều lợi thế để tăng trưởng nhanh sản lượng cá tra, phục vụ xuất khẩu.

Ba tháng đầu năm, xuất khẩu cá rô phi đạt 14 triệu USD, tăng 131% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).

Con số này chỉ là một phần rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 2,3 tỷ USD trong quý I/2025. Tuy nhiên, Vasep nhìn nhận, với những điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cá rô có thể tăng tốc rất nhanh, trở thành một trong ba chân kiềng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bên cạnh tôm và cá tra.

Theo đó, quy mô thị trường cá rô phi toàn cầu đạt khoảng 10,6 tỷ USD trong năm 2024, dự báo tăng trưởng mạnh, đạt 14,5 tỷ USD vào năm 2033. Thị trường tiêu thụ cá rô phi lớn nhất là Mỹ, với dung lượng nhập khẩu gần 180 nghìn tấn năm 2024.

Trung Quốc xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới và cũng là đối tác xuất khẩu cá rô phi lớn nhất vào Mỹ. Từ năm 2018, Mỹ đánh thuế 25% lên cá rô phi Trung Quốc khiến cho tốc độ tăng trưởng chững lại nhưng Trung Quốc vẫn duy trì vị thế vững mạnh trên thị trường cá rô phi của Mỹ.

Tuy nhiên, với việc thương chiến leo thang, nhiều khả năng xuất khẩu cá rô phi từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ diễn biến theo chiều hướng suy giảm, mở ra cơ hội cho các quốc gia đối thủ khác, bao gồm Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng nhóm nghiên cứu và phát triển thủy sản toàn cầu của De Heus, đơn hàng của đối tác Mỹ đặt cá rô phi từ Việt Nam đang tăng đột biến, cho thấy rõ ràng việc doanh nghiệp Mỹ đang chyển hướng sang Việt Nam cũng như một số bạn hàng ở nước khác để giao thương cá rô phi.

Đường dài nâng tầm cá rô phi

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 toàn châu Á về sản lượng cá rô phi, sau Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh và Philippines. Theo Vasep, Việt Nam có nhiều lợi thế để tăng trưởng nhanh sản lượng cá tra, phục vụ xuất khẩu.

Cụ thể, Việt Nam được biết đến là cường quốc hàng đầu về nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, loại cá da trơn, thịt trắng, có nhiều điểm tương đồng với cá rô phi. Tuy nhiên, nếu cá tra chỉ phù hợp để nuôi trồng ở khu vực miền Nam, cá rô phi dễ nuôi hơn và có thể phát triển trên cả ba miền.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản và kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và môi trường, cho biết, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã xác định cá rô phi là đối tượng tiềm năng để nuôi trồng và khai thác trong các vùng hồ chứa.

Tuy nhiên, với kim ngạch xuất khẩu mới đạt hơn 41 triệu USD năm 2024, còn một chặng đường dài để đưa cá rô phi trở thành sản xuất thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sánh ngang với tôm, cá tra, cá ngừ.

Trước những điều kiện thuận lợi, ông Luân cho rằng cần phải có những bước chuẩn bị ngay từ sớm, bao gồm liên doanh, liên kết xây dựng thương hiệu cho cá rô phi để cạnh tranh trên thị trường, rút kinh nghiệm từ những sản phẩm nông sản, thủy sản trước đây.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Vasep nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tháo gỡ những thách thức đang đặt ra đối với phát triển cá rô phi, bao gồm việc phụ thuộc vào nhập khẩu con giống khiến giá cá rô phi cao hơn các đối thủ khoảng 30%.

Khắc phục thực trạng này đòi hỏi cần có đầu tư mạnh vào nghiên cứu giống và hình thành chuỗi giá trị cá rô phi khép kín. Song song với đó, các vấn đề về thức ăn chăn nuôi và nhà máy chế biến cũng cần được đảm bảo để tạo sức cạnh tranh cho ngành hàng cá rô phi.

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc sang Mỹ, chạy đua trước thuế quan

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc sang Mỹ, chạy đua trước thuế quan

Tiêu điểm -  3 tuần
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược, tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc sang Mỹ, chạy đua trước thuế quan

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc sang Mỹ, chạy đua trước thuế quan

Tiêu điểm -  3 tuần
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược, tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Xuất khẩu thủy sản: Cửa sáng nhưng nhiều rủi ro

Xuất khẩu thủy sản: Cửa sáng nhưng nhiều rủi ro

Tiêu điểm -  2 tháng

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nhưng vẫn phải đối diện với không ít rủi ro, thách thức.

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  2 tháng

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Mỹ tăng thuế với Trung Quốc, cơ hội nào cho thủy sản Việt Nam?

Mỹ tăng thuế với Trung Quốc, cơ hội nào cho thủy sản Việt Nam?

Tiêu điểm -  1 tháng

Thủy sản Việt Nam có thể củng cố vị thế tại Hoa Kỳ nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc tại các thị trường khác.

Tổng thống Hungary thăm Việt Nam, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện

Tổng thống Hungary thăm Việt Nam, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện

Tiêu điểm -  14 giờ

Tổng thống Hungary Sulyok Tamas thăm chính thức Việt Nam, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Thủ tướng: Không được chuyển giao, Việt Nam vẫn tự phát triển công nghệ

Thủ tướng: Không được chuyển giao, Việt Nam vẫn tự phát triển công nghệ

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định nếu không được chuyển giao công nghệ, Việt Nam vẫn phải tự phát triển, coi đây là động lực để tăng tốc tự chủ trong lĩnh vực AI.

Thủ tướng: Doanh nghiệp là 'trái tim' của tăng trưởng ASEAN

Thủ tướng: Doanh nghiệp là 'trái tim' của tăng trưởng ASEAN

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định doanh nghiệp là “trái tim” của tăng trưởng ASEAN, và cam kết Chính phủ Việt Nam kiến tạo "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh" để cùng đưa ASEAN trở thành một thực thể kinh tế năng động, tự cường, bao trùm và bền vững, sẵn sàng thích ứng với mọi biến động toàn cầu.

Xuất khẩu tôm Việt Nam 'chạy nước rút' trước bão thuế quan

Xuất khẩu tôm Việt Nam 'chạy nước rút' trước bão thuế quan

Tiêu điểm -  1 ngày

Triển vọng xuất khẩu tôm thời gian tới vẫn còn nhiều ẩn số, đòi hỏi các doanh nghiệp đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và tận dụng các hiệp định.

Quy mô tỷ đô, Việt Nam có nên đầu tư ngành game thành mũi nhọn kinh tế số?

Quy mô tỷ đô, Việt Nam có nên đầu tư ngành game thành mũi nhọn kinh tế số?

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngành công nghiệp game Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trong nền kinh tế số, với doanh thu được dự đoán sẽ đạt 1,66 tỷ USD vào năm 2025, tiến tới chạm mốc 2,42 tỷ USD vào năm 2029.

Công ty bầu Đức có nhân tố mới từ nhóm Hướng Việt

Công ty bầu Đức có nhân tố mới từ nhóm Hướng Việt

Doanh nghiệp -  7 phút

Đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Hoàng Anh Gia Lai sẽ được kiện toàn với sự xuất hiện của một số ứng cử viên.

Cá rô phi kỳ vọng xuất khẩu tỷ đô

Cá rô phi kỳ vọng xuất khẩu tỷ đô

Tiêu điểm -  13 giờ

Cá rô phi đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi, được kỳ vọng trở thành chân kiềng thứ ba của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bên cạnh tôm và cá tra.

Coteccons bị phong tỏa gần 170 tỷ đồng để thi hành án

Coteccons bị phong tỏa gần 170 tỷ đồng để thi hành án

Doanh nghiệp -  14 giờ

Coteccons bị phong tỏa gần 170 tỷ đồng để thi hành án trong vụ tranh chấp với Ricons liên quan đến các hợp đồng thi công xây dựng ở Hải Phòng và Hưng Yên.

Tổng thống Hungary thăm Việt Nam, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện

Tổng thống Hungary thăm Việt Nam, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện

Tiêu điểm -  14 giờ

Tổng thống Hungary Sulyok Tamas thăm chính thức Việt Nam, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

CEO Fundiin: Cơ chế sandbox biến cho vay ngang hàng thành 'mỏ vàng' mới

CEO Fundiin: Cơ chế sandbox biến cho vay ngang hàng thành 'mỏ vàng' mới

Doanh nghiệp -  15 giờ

Ông Nguyễn Ảnh Cường, CEO Fundiin kỳ vọng, sự cởi mở và tiềm năng cơ chế sandbox sẽ mở rộng cho thêm nhiều ngành nghề khác, thay vì chỉ là 3 lĩnh vực như trong Nghị định 94 hiện tại.

Nhà ở xã hội có nên bán theo giá thị trường?

Nhà ở xã hội có nên bán theo giá thị trường?

Bất động sản -  16 giờ

Nguồn tiền chênh lệch giữa giá vốn, lợi nhuận của doanh nghiệp với giá bán nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường sẽ nộp vào quỹ nhà ở để tái đầu tư các dự án khác.

Nợ xấu bất động sản 'đắp chiếu' trong ngân hàng

Nợ xấu bất động sản 'đắp chiếu' trong ngân hàng

Tài chính -  16 giờ

Không ít bất động sản thu giữ xong thì ngân hàng không biết làm gì tiếp theo vì bán không được, giữ lại càng tốn chi phí.

Đọc nhiều