Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược, tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ với Việt Nam, dự kiến có hiệu lực sau 90 ngày tạm hoãn, đang tạo áp lực lớn lên xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Các mặt hàng như cá tra và tôm, vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường này, chịu ảnh hưởng nặng nề, bà Lê Hằng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết trong thông cáo báo chí ngày 5/5.
Thuế quan dự kiến sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, khiến các nhà nhập khẩu Mỹ cân nhắc chuyển hướng sang các nguồn cung khác như Ấn Độ hay Ecuador.
Không chỉ vậy, các rào cản kỹ thuật, như kiểm tra an toàn thực phẩm và yêu cầu truy xuất nguồn gốc khắt khe, cũng làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các hiệp định thương mại tự do khác đang giúp Việt Nam giảm thiểu tác động tiêu cực bằng cách mở rộng thị trường sang EU, Nhật Bản và ASEAN.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng đang điều chỉnh chiến lược, tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Theo đại diện Vasep, trong hai tháng tới (tháng 5 và tháng 6), xuất khẩu thủy sản Việt Nam được dự báo sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ trước khi chính sách thuế quan đối ứng mới của Mỹ dự kiến có hiệu lực từ ngày 9/7/2025.
Theo đó, các doanh nghiệp Việt sẽ tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt với các sản phẩm chủ lực như tôm và cá tra, nhằm tận dụng tối đa giai đoạn trước khi thuế quan mới làm tăng chi phí.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có thể tăng 10 – 15% so với tháng 4/2025, nhờ các hợp đồng được ký kết gấp rút và chiến lược giảm giá để duy trì thị phần.
Ngược lại, xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung Quốc và ASEAN có khả năng chững lại, với mức tăng trưởng chỉ khoảng 3 – 5%.
Nguyên nhân là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ sản phẩm thủy sản Trung Quốc, vốn bị áp thuế cao tại Mỹ, buộc phải chuyển hướng sang thị trường nội địa cũng như các thị trường lân cận như ASEAN. Sự cạnh tranh này sẽ làm giảm sức hút của sản phẩm Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc giá rẻ.
EU và Nhật Bản có thể duy trì tăng trưởng ổn định (khoảng 8 – 10%), nhờ lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, nhưng không đủ bù đắp sự chững lại ở Trung Quốc và ASEAN.
Dữ liệu mới nhất từ Vasep cho thấy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, cán mốc 3,3 tỷ USD. Riêng tháng 4 vừa qua ghi nhận mức tăng tới 10%.
Tôm tiếp tục là mặt hàng chủ lực, tăng tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp tới hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu mạnh mẽ tại các thị trường lớn như Trung Quốc, EU và Nhật Bản, cùng với giá tôm dần phục hồi do tái cân bằng cung cầu toàn cầu.
Trong khi đó, cá ngừ ghi nhận sụt giảm trong tháng trước. Sự thiếu hụt nguyên liệu, đặc biệt do quy định kích thước tối thiểu cá ngừ vằn, đã hạn chế sản xuất và xuất khẩu.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Thủy sản Việt Nam có thể củng cố vị thế tại Hoa Kỳ nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc tại các thị trường khác.
UOB Việt Nam đã tài trợ 19 dự án tài chính xanh trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất, nông nghiệp và thủy sản bền vững.
Vietjet và Qazaq Air vừa công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam.
Bên lề chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược, tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Smart City Asia 2025 không chỉ là sự kiện trưng bày công nghệ mà còn là diễn đàn chiến lược để định hình tương lai các thành phố Việt Nam.
Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.
Vietjet và Qazaq Air vừa công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam.
Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.
Tại trung tâm tài chính sôi động bậc nhất thế giới - Manhattan, một mét vuông bất động sản thương mại có thể trị giá bằng cả một gia sản. Ở Dubai, vị trí vàng trong những khu thương mại sầm uất đang là cuộc đua khốc liệt giữa các thương hiệu toàn cầu. Tại Việt Nam, “cuộc săn” mặt bằng bán lẻ tại vùng lõi trung tâm TP.HCM hay Hà Nội cũng ngày càng cam go.
Quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas tại Đồ Sơn, Hải Phòng vừa công bố chương trình ưu đãi đặc quyền cho du khách đặt phòng đến hết tháng 5/2025.