Tiêu điểm
Các giải pháp trọng tâm của Chính phủ năm 2025 giúp tăng trưởng trên 8%
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 với các giải pháp đột phá về kinh tế, hạ tầng, an sinh xã hội và cải cách tổ chức bộ máy hiệu quả.
Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2025 là cột mốc quan trọng, khép lại kế hoạch 5 năm 2021-2025. Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đề ra, đồng thời tập trung giải quyết các nhiệm vụ còn tồn đọng.
Thủ tướng yêu cầu tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo đảm đi vào hoạt động bình thường, thông suốt, hiệu quả.
Năm 2025, nhiều sự kiện trọng đại sẽ diễn ra như kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm thống nhất đất nước… và Đại hội Đảng lần thứ XIV. Đây là cơ hội để nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tạo động lực phát triển mạnh mẽ.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quán triệt phương châm "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá", thực hiện đúng quan điểm "Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi, làm việc nào ra việc đấy, làm việc nào dứt việc đó".

Thủ tướng nhấn mạnh một số giải pháp trọng tâm trong năm 2025.
Theo đó, Chính phủ xác định ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. GDP phấn đấu tăng ít nhất 8%.
Để thực hiện, các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng kịch bản phát triển, kết hợp làm mới các động lực truyền thống như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, với đột phá ở các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, và năng lượng sạch…
Xây dựng các chính sách nhằm phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để khu vực này đóng góp 65-70% GDP.
Thủ tướng nhấn mạnh đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả".
Hiện cơ quan Chính phủ đã giảm khoảng 30% đầu mối bên trong, có nơi giảm tới 50%, trên cơ sở đó cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức.
Việc hoàn thiện thể chế được xem là "đột phá của đột phá", "chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh" giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh, và nâng cao năng suất lao động.
Hạ tầng chiến lược tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc, 1.000 km đường ven biển vào cuối năm 2025.
Các dự án lớn như sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cũng được thúc đẩy.
Khởi công đường sắt kết nối với Trung Quốc, tiếp tục các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM; hoàn thiện việc xây dựng các dự án khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhà máy hạt nhân Ninh Thuận; xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và TP. Đà Nẵng...
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ triển khai hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số.
Đây được xem là động lực mới, tương tự mô hình "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học công nghệ trước đây. Việc thực hiện đòi hỏi nỗ lực lớn và hành động quyết liệt, với phương pháp tiếp cận đúng đắn.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt. Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí, và các ngành khoa học tiên tiến.
Cùng với đó, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng kéo dài trong các lĩnh vực ở các địa phương, đặc biệt là các dự án bất động sản, các dự án liên quan đất đai, tài sản công, các dự án điện năng lượng tái tạo, các dự án tại Hà Nội, TP.HCM…
An sinh xã hội là nền tảng để giữ vững ổn định xã hội. Chính phủ cam kết hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, và người yếu thế. Năm 2025, quyết liệt xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội.
Các dự án giảm thiểu tác động thiên tai, ứng phó biến
đổi khí hậu, và chống ùn tắc giao thông cũng được triển khai đồng bộ.
Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ cam kết quyết tâm thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, nền tảng vững chắc đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng.
GDP năm 2024 tăng 7,09%
Tăng trưởng kinh tế 2024: Ấn tượng nhưng còn nhiều vấn đề nội tại
Kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng với GDP đạt 7,09%, nhưng đằng sau là những thách thức nội tại cần được cải thiện.
Tăng trưởng tín dụng đạt 13,8%
Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng đến ngày 25/12/2024 đạt 13,82%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu 15% đề ra.
Ngành sản xuất mất động lực tăng trưởng
Ngành sản xuất đã kết thúc năm đầy ảm đạm khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn, niềm tin kinh doanh giảm đáng kể.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Rộng cửa cho năng lượng tái tạo
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Tick xanh trách nhiệm: Lợi thì có, doanh nghiệp vẫn ngó lơ
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Mỹ tăng thuế với Trung Quốc, cơ hội nào cho thủy sản Việt Nam?
Thủy sản Việt Nam có thể củng cố vị thế tại Hoa Kỳ nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc tại các thị trường khác.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình
Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 4 năm 2025, Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Gặp Thủ tướng, chủ tịch Viettel, PVN, TKV, Becamex kiến nghị gì?
Đối mặt nhiều thách thức, các doanh nghiệp nhà nước kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về thể chế, vốn, hạ tầng và chuyển đổi số.
Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định
Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.
Được bật đèn xanh, Tập đoàn Hoà Phát tung kế hoạch doanh thu kỷ lục
Tỷ phú Trần Đình Long khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân của Chính phủ, coi đây là “tiền đề rất tốt” cho tương lai phát triển của Hòa Phát. Không dừng ở lời nói, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Nghệ thuật đàm phán cho lãnh đạo doanh nghiệp
Đàm phán là năng lực chiến lược của nhà quản trị hiện đại. Cuốn sách "Thuật Đàm Phán" của Brian Tracy giúp tháo gỡ nút thắt trong mọi cuộc thương lượng.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Rộng cửa cho năng lượng tái tạo
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
Tick xanh trách nhiệm: Lợi thì có, doanh nghiệp vẫn ngó lơ
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Techcombank triển khai dịch vụ đặt mua ngoại tệ trực tuyến
Techcombank hợp tác với 247BPO giúp khách hàng tiếp cận nguồn ngoại tệ với tỷ giá cạnh tranh, giao dịch minh bạch, rõ ràng, hạn mức hiển thị chi tiết trên ứng dụng Techcombank Mobile.