Cách công ty chứng khoán lớn tránh 'cú sập' của thị trường

Trần Anh Thứ sáu, 22/07/2022 - 10:19

Trong khi tự doanh nhiều công ty chứng khoán quy mô vừa và nhỏ thi nhau báo thua lỗ lớn trong quý II khi thị trường khó khăn, các công ty chứng khoán lớn dường như không bị ảnh hưởng.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa báo cáo lỗ tới 234 tỷ đồng trong quý II, do ảnh hưởng của việc giảm giá trị các khoản đầu tư cổ phiếu. Tính đến thời điểm 30/6, danh mục tự doanh của VDSC có giá trị thị trường đạt 575 tỷ đồng, tương ứng giảm 28% so với mức 793 tỷ đồng thời điểm mua vào. 

Nhiều mã cổ phiếu trong danh mục của VDSC đang thua lỗ lớn như DBC (đang lỗ hơn 64 tỷ đồng), TCB (lỗ gần 35 tỷ đồng), CTG (lỗ hơn 26,5 tỷ đồng)...

Giải trình về kết quả trên, VDSC cho biết những diễn biến không thuận lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý II đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán nói chung và VDSC nói riêng.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, thanh khoản chứng khoán sụt giảm mạnh, đồng thời VN-Index cũng ghi nhận mức giảm hơn 20% và nằm trong top các chỉ số chứng khoán có mức giảm nhiều nhất thế giới.

Đa phần các công ty chứng khoán khác cũng chung hoàn cảnh với VDSC. Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) ghi nhận mức lỗ 432 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư trong quý II, chủ yếu do chênh lệch đánh giá lại các khoản đầu tư niêm yết hạch toán theo FVTPL.

Dù đã chủ động thu gọn danh mục tự doanh tuy nhiên giá trị các khoản đầu tư  giảm mạnh như TCB (giảm 167,8 tỷ đồng), GEX (giảm 91,4 tỷ đồng), PET (giảm 112 tỷ đồng), SIP (giảm 18 tỷ đồng) làm công ty ghi nhận lỗ sau thuế 297 tỷ đồng trong quý này.

Trong khi các mảng kinh doanh cốt lõi khác như môi giới, tư vấn tài chính, kinh doanh nguồn vẫn diễn ra ổn định, chỉ riêng mảng tự doanh đã kéo tụt toàn bộ kết quả kinh doanh của SHS. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty báo lãi chỉ còn 39 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ.

Công ty Chứng khoán Liên Việt (LVS) lỗ tự doanh gần 20 tỷ đồng trong quý II. Tại thời điểm 30/6, quy mô tự doanh của LVS xấp xỉ ngưỡng 230 tỷ đồng, giảm 120 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tính chung trong nửa đầu năm 2022, Chứng khoán Liên Việt đã lỗ ròng hơn 24 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 32 tỷ đồng.

Trong khi tự doanh nhiều công ty chứng khoán quy mô vừa và nhỏ thi nhau báo thua lỗ lớn trong quý II khi thị trường khó khăn, các công ty chứng khoán lớn dường như không bị ảnh hưởng.

Báo cáo tài chính của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy giá trị cổ phiếu và chứng khoán niêm yết của công ty vào khoảng 597 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ khoảng 4% so với giá mua vào. Danh mục của công ty cũng rất cô đặc khi gần 70% tỷ trọng là cổ phiếu SGN (hơn 400 tỷ đồng). Giá trị cổ phiếu này cũng gần như không giảm từ đầu năm đến nay. Một số cổ phiếu khác được SSI nắm giữ như HPG, MWG có giảm nhưng tỷ trọng không đáng kể.

Tương tự, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cũng có danh mục đầu tư cổ phiếu chỉ giảm nhẹ 7%, từ 172 tỷ đồng xuống còn 160 tỷ đồng vào cuối kỳ.

Công ty Chứng khoán VNDirect thậm chí còn có danh mục cổ phiếu tăng… gấp đôi giá trị. Thời điểm cuối quý II, công ty ghi nhận danh mục cổ phiếu có giá trị hợp lý 1.436 tỷ đồng, trong khi giá gốc công ty mua vào chỉ có 775 tỷ đồng. 

Tăng trưởng mạnh nhất trong rổ cổ phiếu của VNDirect là cổ phiếu PTI của bảo hiểm Bưu điện khi giá trị hợp lý của cổ phiếu này vào cuối quý 2 đã lên gần 950 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với giá VNDirect mua vào.

Mặc dù vậy, việc các công ty ghi nhận lãi lớn từ hoạt động định giá lại chủ yếu là nhờ vào việc nắm giữ những cổ phiếu không có thanh khoản, giá ít bị ảnh hưởng bới yếu tố thị trường.

Điểm đáng chú ý là các công ty chứng khoán lớn đã hạ mạnh tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn vừa qua.

Chẳng hạn, với VNDirect, tài sản tài chính tới cuối quý II của công ty đã tăng gần gấp đôi so với đầu năm, lên quy mô hơn 20.000 tỷ đồng, tuy nhiên giá trị cổ phiếu công ty nắm giữ lại giảm từ mạnh gần 30% xuống còn khoảng 775 tỷ đồng. Thay vì cầm cổ phiếu, VNDirect đã cơ cấu danh mục sang nắm giữ các tài sản khác như trái phiếu chính phủ (787 tỷ đồng); trái phiếu ngân hàng (1.874 tỷ đồng); trái phiếu doanh nghiệp (6.800 tỷ đồng); và nhiều nhất là chứng chỉ tiền gửi (9.600 tỷ đồng, tăng 70% so với đầu năm).

Chứng khoán SSI cũng cho thấy phản ứng nhanh nhạy với thị trường khi ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý II đạt 518 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.375 tỷ đồng, tăng trưởng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính tới cuối quý II, công ty ghi nhận tài sản tài chính FVTPL đạt 17.400 tỷ đồng, tăng mạnh 50% so với đầu năm. Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu niêm yết chỉ có hơn 600 tỷ đồng, giảm mạnh 40%. Trong đó, hơn 400 tỷ đồng SSI nắm giữ cổ phiếu SGN thậm chí còn không giảm giá.

SSI cho biết công ty tăng tỷ trọng đầu tư vào các trái phiếu có lợi suất cao và thuộc nhóm an toàn có tài sản đảm bảo thanh khoản cao và thu hẹp bớt danh mục đầu tư cổ phiếu. Chứng chỉ tiền gửi là sản phẩm được ưa chuộng khi SSI đã tăng tỷ trọng lên gấp đôi, đạt mức 12.400 tỷ đồng vào cuối quý II.

Với việc tự doanh không còn nắm giữ nhiều cổ phiếu, các công ty chứng khoán lớn đều tránh được những khoản thua lỗ nặng nề. Mặc dù vậy, các công ty không hoàn toàn miễn nhiễm khi các nghiệp vụ chứng khoán khác như môi giới, cho vay ký quỹ suy giảm do những tiêu cực trên thị trường.

Chứng khoán Tiên Phong lỗ lớn vì trái phiếu

Chứng khoán Tiên Phong lỗ lớn vì trái phiếu

Tài chính -  2 năm
Việc mua đi bán lại các trái phiếu doanh nghiệp rong quý 2 khiến TPS lỗ ròng hơn 100 tỷ đồng. Ngoài ra, TPS đã cắt lỗ loạt cổ phiếu niêm yết, trong đó có SSI với tổng giá trị cắt lỗ là 87 tỷ đồng.
Chứng khoán Tiên Phong lỗ lớn vì trái phiếu

Chứng khoán Tiên Phong lỗ lớn vì trái phiếu

Tài chính -  2 năm
Việc mua đi bán lại các trái phiếu doanh nghiệp rong quý 2 khiến TPS lỗ ròng hơn 100 tỷ đồng. Ngoài ra, TPS đã cắt lỗ loạt cổ phiếu niêm yết, trong đó có SSI với tổng giá trị cắt lỗ là 87 tỷ đồng.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  5 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  9 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  9 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  9 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.